Osho - Đạo: Ba Kho Báu (Tập 2)
Chương 5: Phẩm hạnh đạo nhân
Phẩm hạnh của đạo nhân
Thượng sĩ văn Đạo,
Cần nhi hành chi.
Trung sĩ văn Đạo,
Nhược tồn nhược vong.
Hạ sĩ văn Đạo.
Đại tiếu chi.
Bất tiếu, bất túc dĩ vi
Đạo.
Cố kiến ngôn hữu chi:
Minh Đạo nhược muội,
Tiến Đạo nhược thối.
Di Đạo nhược lội.
Thượng Đức nhược cốc,
Đại bạch nhược nhục,
Quảng đức nhược bất túc.
Kiến đức nhược thu,
Chất chân nhược du.
Khi kiểu người cao nhất
nghe Đạo,
họ cố gắng vất vả để sống
theo nó.
Khi kiểu phàm nhân nghe
Đạo,
họ dường như biết mà lại
không biết về nó.
Khi kiểu người thấp nhất
nghe Đạo,
họ cười to -
nếu mà không cười, đấy
không phải là Đạo.
Nên chi người xưa nói:
Sáng về Đạo, dường tăm tối,
Tiến về Đạo, dường như thối
lui.
Ngang với Đạo, dường như
tầm thường.
Đức mà cao, dường như trũng
thấp,
Thật trong trắng, dường như
bợn nhơ.
Đức dồi dào, dường không
đủ.
Đức vững chắc, dường như
cẩu thả.
Kẻ chân chất, dường như
biến đổi.
Huyền thoại lớn nhất mà tôi
đã bắt gặp là huyền thoại về nhân loại. Chẳng tồn tại cái gì như nó cả. Có
nhiều nhân loại như có ngần ấy người; không có một loại. Mọi con người đều khác
biệt với mọi người khác tới mức nhân loại không tồn tại. Nó chỉ là một từ, sự
trừu tượng hoá.
Các bạn có vẻ giống nhau
khác nhưng các bạn không giống đâu, và huyền thoại đó phải bị vứt đi - chỉ thế
thì bạn mới có thể xuyên thấu vào sâu hơn trong thực tại của con người. Không
tâm lí học cổ đại nào đã từng tin rằng nhân loại tồn tại. Thực tế, nếu chúng ta
mà phân loại, thế thì tất cả các tâm lí học cổ đại đều phân loại con người
thành ba phân chia. Ở Ấn Độ, họ đã chia nhân loại thành ba phần: satwa, raijas
và tamas. Lão Tử đã không cho những cái tên này, nhưng ông ấy cũng phân chia
nhân loại thành ba kiểu người, đích xác theo cùng cách.
Ba phân chia này cũng tuỳ
tiện. Chúng ta phải phân loại để hiểu; bằng không, có nhiều nhân loại như có
ngần ấy con người, mọi con người đều là một thế giới trong bản thân mình. Nhưng
phân loại này giúp để hiểu nhiều điều, nhiều điều mà chắc không thể hiểu được
nếu không có nó.
Cố hiểu phân loại này thật
rõ ràng nhất có thể được đi.
"Thượng sĩ văn Đạo,
cần nhi hành chi.
Trung sĩ văn Đạo, nhược tồn
nhược vong.
Hạ sĩ văn Đạo, đại tiếu
chi.
Bất tiếu, bất túc dĩ vi
Đạo."
Khi kiểu người cao nhất
nghe Đạo,
họ cố gắng vất vả để sống
theo nó.
Khi kiểu phàm nhân nghe
Đạo,
họ dường như biết mà lại
không biết về nó.
Khi kiểu người thấp nhất
nghe Đạo,
họ cười to -
nếu mà không cười, đấy
không phải là Đạo.
Kiểu người thứ nhất là
satwa, kiểu thứ hai là raijas, và kiểu thứ ba là tamas.
Kiểu người cao nhất, khi
người đó nghe nói về Đạo, bỗng nhiên cảm thấy hài hoà với nó. Đó không phải là
hiểu biết trí tuệ cho người đó, toàn thể bản thể người đó rung động với bài ca
mới; âm nhạc mới được nghe thấy. Khi người đó nghe về chân lí, đột nhiên cái gì
đó khớp vào và người đó không còn là người cũ nữa - chỉ nghe thôi, người đó trở
thành một kiểu người khác toàn bộ. Không phải là người đó phải dùng trí tuệ của
mình để hiểu nó đâu, điều đó sẽ là việc hiểu bị làm chậm lại. Kiểu người cao
nhất hiểu ngay lập tức, không lỗ hổng thời gian. Nếu người đó nghe về chân lí,
với chính việc nghe về chân lí đó, người đó đã hiểu. Không phải là người đó
phải đem thông minh của mình ra để hiểu nó, không điều đó sẽ trì hoãn - toàn bộ
bản thể người đó hiểu nó, không chỉ phần trí tuệ. Không chỉ linh hồn người đó,
không chỉ tâm trí người đó, mà ngay cả thân thể người đó cũng rung động theo
cách không biết mới. Điệu vũ mới đã đi vào trong bản thể người đó, và bây giờ
người đó không bao giờ có thể như cũ nữa.
Một khi người đó nghe thấy
chân lí, người đó không bao giờ có thể là con người cũ được nữa; cuộc hành
trình mới đã bắt đầu. Bây giờ không cái gì khác có thể được làm; người đó phải
đi. Người đó đã nghe nói về ánh sáng và người đó đã từng sống trong bóng tối:
bây giờ chừng nào người đó còn chưa đạt tới nó, sẽ không có nghỉ ngơi cho người
đó. Người đó sẽ trở nên bị tách rời sâu sắc. Người đó đã nghe nói rằng một kiểu
tồn tại khác là có thể có: bây giờ chừng nào người đó còn chưa đạt tới nó,
người đó không thể nào thoải mái được, người đó không thể nào ở nhà được tại
bất kì đâu. Bất kì chỗ nào người đó ở, tiếng gọi thường xuyên từ cái không biết
sẽ gõ cửa liên tục: thức người đó sẽ nghe thấy nó; ngủ người đó sẽ nghe thấy
nó; mơ - và tiếng gõ cửa sẽ có đó, người đó sẽ nghe thấy nó. Ăn người đó sẽ
nghe thấy nó; bước đi người đó sẽ nghe thấy nó; ở cửa hiệu, ở chợ, người đó sẽ
nghe thấy nó - nó sẽ là hiện tượng ám ảnh người đó liên tục.
Chỉ bằng nghe thôi sao?
Mahavira nói rằng có hai kiểu người, và người Jaina đã không hiểu điều đó chút
nào. Một ý nghĩ rất cách mạng đã bị hoàn toàn mất hút bởi hiểu lầm. Ông ấy nói:
Có hai kiểu người. Một kiểu trở thành muktas, trở trở nên được giải thoát chỉ
bằng việc nghe. Họ được gọi là shravakas. Từ shravak nghĩa là 'người đã nghe và
chỉ bằng việc nghe được biến đổi.' Thế rồi có kiểu thứ hai người không thể trở
nên được giải thoát chỉ bằng việc nghe, họ phải thực hành nó. Họ được gọi là
sadhus. Bây giờ hiểu lầm lớn tồn tại: shravak phải cúi lạy trước sadhu. Thực tế
chính điều đối lập lại mới đáng là hoàn cảnh bởi vì shravak là linh hồn vĩ đại
hơn. Người đó đã đạt tới chỉ bằng việc nghe, nhưng sadhu phải thực hành - chỉ
bằng nghe người đó không thể đạt tới được. Cảm nhận của người đó không sắc bén
thế, nhạy cảm của người đó là đờ đẫn. Người đó không có tâm trí hạng nhất,
người đó có tâm trí hạng hau, tâm trí thường.
Thực tế, người trở nên nhận
biết chỉ bằng nghe có phẩm chất tâm thức lớn hơn người phải làm việc vì nó
trong nhiều năm, làm sadhana, thực hành cái này cái nọ. Người đó là người đần,
tâm trí thường. Tôi đã từng quan sát hàng nghìn người, tôi đã gặp đủ mọi kiểu
người, nhưng sadhus bao giờ cũng xuất hiện với tôi có chút ít đờ đẫn, và tôi
bao giờ cũng lo nghĩ: Có chuyện gì thế nhỉ? Sao họ trông hơi chút đờ đẫn, hơi
chút đần đần? Thông minh của họ không phải là có phẩm chất cao nhất - dần dần
tôi hiểu ra rằng lí do là ở chỗ họ không thể đạt tới được nó chỉ bằng việc
nghe, là bởi vì họ đã không có thông minh.
Điều này bạn có thể thấy
được. Nếu bạn cứ đi và nhìn các sadhus của người Jaina bạn có thể lập tức cảm
thấy họ đờ đẫn: thông minh nào đó bị thiếu, cảm nhận của họ không toàn bộ. Họ
để ra nhiều năm để thực hành điều có thể được hiểu ngay lập tức. Họ đang làm
điều đó theo cách vất vả bởi vì họ không có thông minh để chọn cách dễ nhất,
thẳng, trực tiếp, đơn giản và tự phát. Họ đang làm cả nghìn lẻ một thứ để đạt
tới cái mà có thể được đạt tới bằng tâm trí cảm nhận ngay lập tức không cần làm
gì cả.
Đó là lí do tại sao
Krishnamurti cứ nói rằng không cần làm cái gì cả. Thực tế, với tâm trí hạng
nhất này không cần làm gì cả; chỉ bằng việc nghe, chỉ bằng việc nghe đúng,
người ta đạt tới. Nhưng tìm đâu ra tâm trí hạng nhất này? Điều đó rất hiếm hoi.
Chừng nào một Krishnamurti còn chưa tới nghe Krishnamurti, điều đó sẽ không xảy
ra đâu. Nhưng tại sao một Krishnamurti lại phải tới nghe một Krishnamurti? Điều
đó là ngớ ngẩn. Nó không có nghĩa. Người có loại cảm nhận đó có thể trở nên
thức tỉnh chỉ bởi việc nghe tiếng chim hót; chỉ bởi việc nghe gió thoảng qua
cây, chỉ bởi việc nghe tiếng nước chảy - thế là đủ, bởi vì từ mọi nơi điều
thiêng liêng đều nói. Nếu bạn cảm nhận, bất kì cái gì bạn nghe bạn đều đã nghe
thấy điều thiêng liêng.
Không cái gì khác tồn tại.
Mọi âm thanh đều là của ngài, mọi thông điệp đều là của ngài, mọi nơi đều là
chữ kí của ngài. Với tâm trí hạng nhất con đường không phải là con đường chút
nào; người đó đơn giản đi vào ngôi đền không có đường, không cần cây cầu nào.
Lão Tử nói rằng khi kiểu
người cao nhất nghe Đạo có cảm nhận ngay lập tức, hiểu ngay lập tức. Chỉ bằng
việc nhìn vào thầy, người đã đạt tới, chỉ bằng nghe lời thầy, hay chỉ bằng nghe
hơi thở của thầy, im lặng, an bình, ngồi cạnh thầy, người đó hiểu ra.
Một khi họ hiểu ra thế thì
họ không cố đạt tới chân lí nữa; thế thì họ đơn giản cố gắng làm tinh tế lại cơ
chế của họ. Họ đã hiểu chân lí, nó tồn tại, họ đã nghe về nó. Người Hindu gọi
kinh sách của họ là shrutis. Từ shruti nghĩa là 'cái đã được nghe'. Mọi kinh
sách đều là 'cái đã được nghe'.
Một khi người thông minh
hàng đầu nghe chân lí, người đó hiểu nó.
Ngày xưa chuyện xảy ra là
một thầy Sufi đột nhiên gọi một trong các đệ tử của mình tới. Nhiều đệ tử đang
ngồi trong buồng, nhưng ông ấy chỉ gọi một người: Lại gần ta. Thầy đang đứng
gần cửa sổ, và lúc đó là đêm trăng tròn. Mọi đệ tử đều ngạc nhiên nhìn. Sao
thầy lại gọi người này? Thế rồi ông già chỉ cái gì đó bên ngoài cửa sổ cho anh
thanh niên và nói: Trông đấy! Và từ ngày đó anh thanh niên này thay đổi hoàn
toàn. Những người khác hỏi: Chuyện gì đã xảy ra? Chẳng có gì cả, chúng ta đều
biết, chỉ mỗi đêm trăng tròn. Đêm trăng tròn có đó, tất nhiên, nhưng cái gì đã
xảy ra dường như là rất không cân xứng. Anh được biến đổi hoàn toàn. Cái gì đã
xảy ra?
Anh thanh niên nói: Tôi
nghe thầy, và tôi im lặng thế bởi vì thầy đã gọi tôi, tôi không ý nghĩ, an bình
tới mức khi thầy chỉ trăng, cái gì đó mở ra bên trong tôi, cửa sổ. Tôi có cảm
nhận điều mà tôi chưa từng có. Tôi nhìn vào trăng bằng con mắt mới, tôi nhìn
vào ánh trăng bằng bản thể mới. Tất nhiên, tôi đã thấy cảnh này từ trạng thái
xa xăm của tâm trí tôi và tôi sẽ phải làm việc vất vả để đạt tới nó, nhưng bây
giờ nó tồn tại. Bây giờ tôi biết nó là chắc chắn. Bây giờ không có hoài nghi.
Nhưng tôi sẽ vẫn phải đạt tới trạng thái đó bởi vì tôi đã nhìn qua mắt của
thầy. Những con mắt đó không phải là của tôi; thầy đã trao cho tôi con mắt của
thầy; trong một khoảnh khắc tôi đã mượn chúng.
Tôi đã nhìn qua bản thể của
thầy. Nó không phải là bản thể của tôi, cửa sổ này không phải là của tôi, nó là
cửa sổ của thầy, và thầy đã cho phép tôi nhìn qua nó. Nhưng bây giờ tôi biết
rằng một kiểu tồn tại khác là có thể, mà không chỉ có thể, còn tuyệt đối chắc
chắn. Bây giờ tôi có thể mất nhiều kiếp để đạt tới mục đích đó, nhưng mục đích
đó là chắc chắn. Không hoài nghi nào nảy sinh trong tôi bây giờ, bây giờ hoài
nghi không thế quấy rối tôi được - bây giờ cuộc hành trình của tôi là rõ
ràng."
Thượng sĩ văn Đạo, cần nhi
hành chi.
Khi kiểu người cao nhất
nghe Đạo (chân lí),
họ cố gắng vất vả để sống
theo nó.
Họ nghe, họ hiểu, thế rồi
họ cố gắng vất vả để sống hoà hợp theo nó. Họ đã nhìn qua cửa sổ của thầy và họ
đã trở nên chắc chắn rằng bây giờ nó là sự kiện tuyệt đối; nó không phải là
triết lí, không phải là siêu hình. Nó mang tính tồn tại. Họ đã cảm thấy nó, họ
đã biết nó, nhưng họ sẽ phải đi con đường dài trước khi cùng cảm nhận đó trở
thành của riêng họ.
Họ đã nghe thấy chân lí, họ
đã hiểu nó, nhưng họ sẽ phải đi con đường dài trước khi chân lí trở thành bản
thể họ.
Kiểu người cao nhất cố gắng
vất vả để sống hoà hợp với nó - không phải là bằng việc sống hoà hợp với nó và
cố gắng vất vả người ta đạt tới nó đâu, không. Chỉ bằng cố gắng vất vả chẳng ai
đạt tới nó cả, nhưng bằng cố gắng vất vả, dần dần người ta đi tới cảm thấy rằng
bản thân nỗ lực là rào chắn ở những giai đoạn cuối cùng của biến đổi. Bằng cố
gắng vất vả, người ta đi tới biết rằng ngay cả cố gắng vất vả cũng là rào chắn,
và người ta vứt bỏ điều đó. Bởi vì khi bạn cố gắng vất vả để sống hài hoà theo
Đạo, cuộc sống đó không thể là cuộc sống tự phát được, nó chỉ có thể là hiện
tượng ép buộc, kỉ luật, không phải là tự do. Nó sẽ trở thành tù túng. Bằng việc
cố gắng vất vả không ai có thể đạt tới cái đã có đó rồi, mà bằng cố gắng vất vả
người ta đạt tới hiểu biết rằng ngay cả nỗ lực cũng là rào chắn, rào chắn rất
tinh tế, bởi vì mọi nỗ lực đều là của bản ngã. Ngay cả ham muốn đạt tới chân lí
cũng tới từ bản ngã. Người ta vứt bỏ điều đó nữa.
Nhưng nhớ lấy, người ta có
thể vứt bỏ nỗ lực chỉ khi người ta đã làm nỗ lực tới mức tối đa của nó. Bạn
không thể nói: "Nếu điều đó mà là hoàn cảnh, thế thì tôi phải vứt bỏ nỗ
lực ngay từ chính lúc ban đầu chứ. Sao lại làm nó?" Bạn sẽ bỏ lỡ toàn thể
vấn đề. Đó là điều đang xảy ra cho những người đã từng nghe Krishnamurti. Ông
ấy nói - và bất kì điều gì ông ấy nói cũng đều hoàn toàn đúng - rằng chẳng nỗ
lực nào được cần cả. Điều đó là đúng, nhưng nó đúng chỉ cho những người đã từng
làm nỗ lực rất lớn với toàn thể bản thể họ. Nó đúng chỉ cho nhưng người đó - họ
có thể vứt bỏ nó.
Trở nên nghệ thuật một cách
chân thật là không thể được với những người còn chưa trải qua kỉ luật nào. Cuối
cùng người nghệ sĩ đều phải trở nên quên hoàn toàn về nghệ thuật của mình;
người đó phải quên bất kì điều gì người đó đã học. Nhưng bạn có thể quên chỉ
cái bạn đã học. Nếu nghệ thuật của nghệ sĩ mà còn mang nỗ lực, thế thì nghệ
thuật của người đó không hoàn hảo.
Trong Thiền họ thường dùng
nhiều phương pháp để dạy mọi người thiền. Họ dùng cả nghệ thuật nữa: hội hoạ,
thư pháp, và các thứ khác. Học trò sẽ học vẽ trong mười hay mười hai năm - cho
tới khi trở nên hoàn hảo tuyệt đối về kĩ thuật - thậm chí không có một lỗi nào
về công nghệ của nghệ thuật này. Một khi nghệ sĩ đã trở nên hoàn hảo về kĩ thuật,
thầy sẽ nói, "Bây giờ bỏ nó đi. Trong hai hay ba năm, quên hoàn toàn nó
đi. Vứt hết bút vẽ, quên hết mọi thứ con đã học về vẽ, và khi con đã quên nó
hoàn toàn, thì tới ta."
Hai, ba, bốn, năm năm, đôi
khi thậm chí còn hơn, là cần để quên. Điều đó rất khó. Đầu tiên học một điều đã
là khó, dỡ bỏ nó một khi bạn đã học nó lại còn khó hơn. Phần thứ hai là rất,
rất bản chất, căn bản, bằng không, bạn sẽ là nhà kĩ thuật, không phải là nghệ
sĩ.
Tương truyền rằng chuyện
xảy ra là một cung thủ lớn đã huấn luyện cho đệ tử của mình thật hoàn hảo trong
bắn cung, và rồi bảo anh ta, "Bây giờ quên mọi thứ về nó đi." Trong
hai mươi năm đệ tử này đã quen tới và đi với thầy, nhưng thầy chả nói năng gì,
cho nên đệ tử này phải kiên nhẫn chờ đợi.
Dần dần anh ta hoàn toàn quên
khuấy mọi thứ về cung thuật - hai mươi năm là quãng thời gian dài - và anh ta
đã trở thành gần như một ông già.
Thế rồi một hôm anh ta tới
và khi anh ta đi vào buồng thầy, anh ta thấy một chiếc cung, nhưng anh ta không
nhận ra được nó là gì. Thầy tới anh ta, ôm choàng lấy anh ta, và nói, "Bây
giờ anh đã trở thành cung thủ hoàn hảo; thậm chí anh đã quên cả chiếc cung rồi.
Bây giờ đi ra và nhìn lên đàn chim đang bay và với ý tưởng rằng chúng rơi, là
chúng sẽ rơi đấy."
Cung thủ này đi ra và anh
ta không thể nào tin được vào điều đó. Anh ta nhìn lên đàn chim đang bay, gần
như cả tá chim, và chúng lập tức rơi xuống đất. Thầy nói, "Bây giờ chẳng
còn gì hơn để làm nữa. Ta vừa chỉ cho anh rằng khi người ta quên kĩ thuật, chỉ
thế thì người ta mới trở thành hoàn hảo. Bây giờ cung và tên là không cần
thiết; chúng chỉ được cần cho kẻ nghiệp dư thôi."
Hoạ sĩ hoàn hảo không cần
chổi vẽ và vải vẽ; nhạc sĩ hoàn hảo không cần đàn sitar hay đàn violon hay đàn
ghi ta. Không, thứ đó dành cho kẻ nghiệp dư.
Tôi bắt gặp một nhạc sĩ rất
già - bây giờ ông ấy chết rồi - ông ấy một trăm mười tuổi. Ravi Shankar là đệ
tử của ông ấy. Ông ấy có thể sáng tác nhạc bằng bất kì cái gì, bất kì cái gì dù
nó là thế nào. Ông ấy đi qua hai tảng đá và ông ấy sẽ sáng tác nhạc bằng chúng;
ông ấy tìm thấy một mẩu sắt và ông ấy bắt đầu chơi với nó và bạn sẽ nghe thấy
âm nhạc hay, nhạc bạn chưa từng nghe thấy. Đây là nhạc sĩ. Bây giờ ngay cả cái
chạm của ông ấy cũng là nhạc. Nếu ông ấy chạm vào bạn, bạn sẽ thấy rằng ông ấy
đã chạm vào nhạc cụ bên trong nhất của sự hài hoà và âm nhạc bên trong của bạn
- bỗng nhiên bạn bắt đầu rung động.
Khi bất kì cái gì trở thành
hoàn hảo, nỗ lực mà bạn đã tạo ra để học nó đều phải bị quên đi, bằng không
chính nỗ lực này vẫn còn đè nặng lên đầu.
Cho nên không phải là bằng
nỗ lực vất vả để sống hài hoà với nó mà kiểu người cao nhất đạt tới nó đâu -
không. Họ cố gắng vất vả để hoà hợp với nó, thế rồi dần dần họ bắt đầu hiểu
rằng để sống trong hoà hợp với tự nhiên, chẳng cần nỗ lực nào. Nó cũng giống
như việc nổi trong nước: không ai có thể nổi ngay được, trước hết bạn phải học
bơi đã. Đừng xuống sông kẻo bạn sẽ chết đuối. Người ta phải học bơi và khi việc
bơi trở nên hoàn hảo, người đó không cần bơi, người đó có thể chỉ ở trong sông,
nổi; người đó có thể nằm trong sông dường như người đó nằm trong giường vậy.
Bây giờ người đó đã học được cách hài hoà với sông; bây giờ sông không thể nhấn
chìm được người đó; bây giờ người đó không còn thù địch với sông. Thực tế,
người đó không còn tồn tại tách rời với sông. Người bơi hoàn hảo trở thành một
phần của sông; người đó là con sóng trong sông. Làm sao sông có thể phá huỷ
được sóng? Bây giờ người đó nổi trong hài hoà với sông, người đó không còn đó
mà tranh đấu, chống cự, làm cái gì đó. Người đó hài hoà với sông và người đó
đơn giản có thể nổi. Nhưng đừng thử điều này chừng nào bạn còn chưa biết bơi;
bằng không bạn sẽ bị chết đuối.
Cùng điều đó xảy ra với
Đạo. Bạn làm nỗ lực lớn lao để sống hài hoà theo chân lí, thế rồi dần dần bạn
hiểu rằng nỗ lực lớn của bạn có giúp chút ít, nhưng cản trở nhiều. Sống trong
hài hoà là ở trong buông bỏ, nó không phải là tranh đấu với tự nhiên. Sống
trong hài hoà với tự nhiên là trở thành một với tự nhiên; không cần vật lộn. Nỗ
lực là vật lộn; nỗ lực có nghĩa là bạn đang cố gắng làm điều gì đó theo ý bạn.
Khoa học là nỗ lực; tôn giáo là vô nỗ lực.
Khoa học là bạo hành với tự
nhiên. Đó là lí do tại sao các nhà khoa học liên tục nói dưới dạng xung đột,
chinh phục. Ngay cả một người như Bertrand Russell, một thông minh vĩ đại thế
đã viết ra cuốn sách về tự nhiên bị chinh phục bởi khoa học: 'Chinh phục tự
nhiên'. Nó là cuộc tranh đấu, cứ dường như tự nhiên là kẻ thù của bạn và bạn
phải chi phối nó. Khoa học là chính trị sâu với tự nhiên, cuộc chiến sâu, sự
thù địch. Tôn giáo không phải là cuộc tranh đấu chút nào; thực tế, nó là hiểu
biết rằng bạn là một bộ phận của tự nhiên.
Làm sao bộ phận có thể
tranh đấu với cái toàn thể được? Và nếu bộ phận cố tranh đấu với toàn thể và
rồi trở nên đầy ưu tư, bạn có thể trông đợi gì? Điều đó là tự nhiên. Nếu bộ
phận cố gắng đánh lại toàn thể, nếu tay tôi cố gắng đánh lại toàn thân tôi, tay
sẽ trở nên ốm bệnh. Làm sao tay có thể đánh được thân thể? Thân thể cung cấp
máu, thân thể cung cấp chất nuôi dưỡng, làm sao nó có thể đánh thân thể được?
Tay đánh thân thể sao? Điều đó là ngu xuẩn.
Con người tranh đấu với tự
nhiên là ngu xuẩn, bạn chỉ có thể sống trong hài hoà với tự nhiên thôi. Tôn
giáo là buông xuôi; khoa học là cuộc chiến. Khoa học làm mạnh cho bản ngã và
toàn thể vấn đề cho tôn giáo là làm sao vứt bỏ bản ngã. Qua nỗ lực nó không thể
bị vứt bỏ.
Cho nên nhớ điều này:
Thượng sĩ văn Đạo, cần nhi
hành chi.
Khi kiểu người cao nhất
nghe Đạo,
họ cố gắng vất vả để sống
theo nó.
Đó là qua điểm đầu tiên của
họ. Một khi họ hiểu, họ nghe, họ cảm, họ nếm, họ cảm ái lực của nó, và họ bắt
đầu cố gắng vất vả để sống hài hoà. Nhưng dần dần, khi họ trưởng thành trong
nó, họ bắt đầu hiểu rằng nỗ lực là không cần thiết - thay vì thế, vô nỗ lực mới
là cần. Chung cuộc họ vứt bỏ nỗ lực và trở thành một với tự nhiên.
Thế thì họ không còn là một
phần của nhân loại, họ trở thành siêu nhân. Thế thì họ không còn là một phần
của nhân loại vật lộn, họ không còn vật lộn. Họ dường như giống người nhưng họ
không còn là người. Khi bạn bắt gặp người như Lão Tử, ông ấy không là người;
khi bạn bắt gặp Phật ông ấy không là người. Đó là lí do tại sao chúng ta đã gọi
những người như vậy là avataras, chỉ để tạo ra phân biệt với nhân loại thường.
Chúng ta đã gọi Jesus là 'con của Thượng đế' - không phải là ông ấy không là
con của con người, ông ấy là con của con người chứ, nhưng chúng ta phải làm ra
phân biệt. Nếu chúng ta gọi Jesus là người, thế thì chúng ta sẽ gọi nhân loại
thông thường là gì? Thế thì chúng ta sẽ phải tìm ra ngợm gì đó cho nhân loại
bình thường.
Gọi bản thân chúng ta là
nhân thì chúng ta phải gọi Jesus là siêu nhân, chúng ta phải gọi Phật là
avatar, Krishna là thượng đế. Đây là những cử chỉ tượng trưng để chỉ ra rằng
ngay cả kiểu người thứ nhất, người satwa, siêu việt lên khi ông ấy vứt bỏ mọi
nỗ lực và đi trong hài hoà với tự nhiên.
Ai đó hỏi Lão Tử, "Thầy
đã đạt tới thế nào?" Ông ấy nói, "Ta đang ngồi dưới gốc cây và ta đã
làm tất cả mọi điều có thể được làm rồi, mọi điều có thể làm được theo tính con
người, và ta đã hoàn toàn thất vọng. Nhiều điều đã xảy ra qua nó, nhưng không
phải tất cả; cái gì đó bị thiếu, bị lỡ, và mối nối thiếu đó là cái khó tìm
nhất, hay lảng tránh nhất. Thế rồi trong khi ta đang ngồi dưới gốc cây, một
chiếc lá, lá khô, rơi khỏi cây chầm chậm, và bay đi theo gió. Gió thổi phương
bắc, lá bay phương bắc; thế rồi gió đổi chiều, bắt đầu thổi sang phương nam, và
lá bắt đầu bay về phương nam; thế rồi gió ngừng thổi - và chiếc lá rơi xuống
đất, không một lời phàn nàn, không vật lộn về phần nó, không chiều hướng nào
của riêng nó. Nếu gió thổi phương nam, nó đi về phương nam; nếu gió thổi phương
bắc, nó đi về phương bắc; nếu gió ngừng, nó rơi xuống đất và nghỉ ngơi thoải
mái.
Thế rồi lại có cơn gió nào
đó và nó lại bốc lên cao trên trời - nhưng không có vấn đề gì. Bỗng nhiên ta
hiểu ra. Thông điệp này đưa về nhà. Từ ngày hôm đó ta đã trở thành chiếc lá khô
và mối nối bị thiếu mà đã từng hay lảng tránh thế bây giờ không còn lảng tránh
nữa." Mối nối bị thiếu đó chỉ là thế này: rằng bạn có thể đạt tới nhiều
điều thông qua nỗ lực nhưng bạn không thể đạt tới Đạo qua nỗ lực được. Chung
cuộc bạn phải bỏ nỗ lực - và bỗng nhiên mọi thứ khớp lại, bạn ở trong hài hoà.
Thế thì bạn không chỉ huy, thế thì bạn không còn là người chỉ huy; thế thì bạn
không nói với gió: Đi hướng nam, bởi vì ta đang trên cuộc hành trình tới miền
nam. Thế thì bạn không có đích nào; thế thì định mệnh của cái toàn thể là định
mệnh của bạn; thế thì bạn không tách rời. Thế thì bạn không nghĩ dưới dạng cá
nhân; bạn đã trở thành một phần của cái toàn thể và bất kì chỗ nào cái toàn thể
đi bạn cũng đi. Nếu cái toàn thể đổi ý, bạn đổi ý; nếu cái toàn thể dừng cuộc
hành trình, điều đó là đẹp; nếu cái toàn thể chạy, bạn chạy cùng nó. Đó là điều
"trong hài hoà" nghĩa là gì.
Không một chút tâm trí của
riêng mình, khi bạn đã trở thành người vô trí, cái toàn thể sống qua bạn, sống
bạn, đi qua bạn, di chuyển bạn. Bây giờ bạn không thở, cái toàn thể thở bạn.
Thế thì mọi thứ đều là phúc lành, ân huệ. Vậy làm sao bạn có thể căng thẳng
được? Lo nghĩ về cái gì? Mọi lo nghĩ tồn tại bởi vì bạn đã mang số phận cá nhân
vào tâm trí mình đi ngược lại số phận của cái toàn thể - bạn lội ngược dòng.
Đây là toàn thể bí mật của
thất bại của bạn - bạn lội ngược dòng. Thế thì bạn lo nghĩ, căng thẳng, phiền
não, lo âu, gần phát điên - bất kì ai cũng sẽ phát điên nếu họ thường xuyên lội
ngược dòng bởi vì tranh đấu gay go thế và vô nghĩa thế. Và một ngày nào đó bạn
sẽ cảm thấy mệt mỏi và thế rồi nó sẽ có vẻ như thất vọng, thất bại. Người khôn
rời bỏ cái vô nghĩa ngược dòng này; người đó đơn giản cho phép dòng sông đưa
người đó tới bất kì chỗ nào nó đi. Nếu nó đi tới bất kì đâu, tốt; nếu nó không
đi đâu cả, tốt; thế thì bỗng nhiên bạn tĩnh lặng, im lặng.
Bỗng nhiên bạn tĩnh lặng,
im lặng. Chỉ thế thì, chưa bao giờ trước đây, việc thiền thực xảy ra và mọi nỗ
lực bị dẹp bỏ. Nhưng bạn phải làm nỗ lực đầu tiên đã, bằng không bạn sẽ không
bao giờ hiểu được rằng nó phải bị loại bỏ. Bạn có thể bỏ nó chỉ nếu bạn đã ở
trong nó - và từ chính lúc ban đầu với bạn gần như không thể nào đủ khôn ngoan
để vứt bỏ nó. Làm sao bạn có thể vứt cái mà bạn không có?
Thượng sĩ văn Đạo, cần nhi
hành chi.
Khi kiểu người cao nhất
nghe Đạo (chân lí),
họ cố gắng vất vả để sống
theo nó.
Trung sĩ văn Đạo, nhược tồn
nhược vong.
Khi kiểu phàm nhân nghe
Đạo,
- loại người rajas -
họ dường như biết mà lại
không biết về nó.
Đó chính là tâm trí phàm
tục là gì - chút ít nhận biết, chút ít hiểu biết và chút ít không hiểu biết,
phần nhỏ được chiếu sáng và phần nhỏ trong bóng tối, bị phân chia.
Bị phân chia là phàm tục.
Bị phân chia chống lại bản thân mình là phàm tục bởi vì nó làm tiêu tán năng
lượng của bạn; nó không bao giờ có thể cho phép bạn tuôn chảy, mở hội sự tồn
tại. Nếu bạn cố gắng tạo ra đánh nhau giữa tay phải và tay trái bạn, làm sao
bạn có thể hạnh phúc được? Chính việc đánh nhau sẽ giết chết bạn và sẽ chẳng có
kết quả gì từ nó, bởi vì làm sao bên trái có thể thắng, hay làm sao bên phải có
thể thắng được? Cả hai tay đều là của bạn cả mà.
Bất kì kiểu xung đột bên
trong nào cũng đều làm cho bạn thành phàm tục, và những người dạy bạn bị phân
chia đều là kẻ thù của bạn. Họ nói, "Cái này xấu và cái kia tốt." Lập
tức phân chia đi vào. Họ nói, "Cái này thấp hơn, cái kia cao hơn."
Lập tức phân chia đi vào. Họ nói, "Cái này tội lỗi và cái kia đức
hạnh." Lập tức phân chia đi vào. Bạn bị chia chẻ. Toàn thể nhân loại bị
tinh thần phân liệt và mọi người đều trở thành phàm tục.
Là một chính là phúc lạc;
bị phân chia là trong đau khổ. Là một là trong cõi trời; bị phân chia là trong
địa ngục. Càng bị phân chia; địa ngục sẽ càng lớn hơn - và bạn chỉ là đám đông
- không chỉ là hai, mà là nhiều. Các nhà tâm lí nói rằng con người đã trở thành
đa tâm lí: con người bây giờ không có một tâm trí đâu, người đó có nhiều tâm
trí.
Trong những việc vặt bạn
cũng có nhiều tâm trí - ăn cái này hay ăn cái kia... Ngồi trong tiệm ăn, nhìn
vào menu, bạn là đa tâm lí - gọi món này hay gọi món kia? Cứ dường như bạn đã
mất tất cả khả năng ra quyết định, tính quyết định, bởi vì bạn chỉ có thể có
tính quyết định nếu bạn là một, một đơn vị.
Làm sao bạn có thể có tính
quyết định được? Khi tiếng nói này nói cái này, tiếng nói khác lập tức mâu
thuẫn lại và nói cái kia; tiếng nói này nói: 'Đi sang đông,' tiếng nói khác
nói: 'Đi sang tây.' Bản thân bạn bị lôi kéo theo nhiều hướng thế, toàn thể cuộc
sống của bạn sẽ chỉ là thất bại buồn nản, câu chuyện dài, dài những thất vọng
mà chẳng cái gì khác - câu chuyện do kẻ ngốc kể lại, đầy những ồn ào và tức
giận, chẳng có ý nghĩa gì."
Ý nghĩa là có thể chỉ khi
có thống nhất bên trong. Kiểu người cao nhất có thể đạt tới thống nhất, kiểu
người thấp nhất cũng có kiểu thống nhất nào đó, nhưng phàm nhân ở vào nguy hiểm
lớn nhất.
Bạn có thể thấy người trí
huệ như Phật hay Lão Tử trong sự thống nhất - phúc lạc bao quanh họ, họ đi được
bao quanh bởi cực lạc tinh tế, và nếu bạn nhìn họ bạn có thể thấy họ đang ngất
ngây với điều thiêng liêng. Họ bước đi trên đất nhưng họ không ở đây.
Nhưng bạn đôi khi cũng có
thể cảm thấy cùng kiểu thoáng nhìn đó quanh kẻ ngốc, người ngu, người tuyệt đối
ngu xuẩn. Hồn nhiên nào đó bao quanh người đó - người đó cười, và bạn có thể
thoáng thấy thánh nhân trong người ngốc bởi vì người đó cũng là một. Người đó
không phải là thánh nhân, người đó đã không đạt tới cái gì cả, nhưng ít nhất
người đó không bị phân chia.
Thánh nhân đã vượt ra ngoài
tâm trí, kẻ ngốc ở dưới tâm trí. Về một điều, họ là bình đẳng: họ cả hai đều
không có tâm trí. Có khác biệt bao la nhưng cũng có điều tương tự này. Cho nên
nếu bạn không hiểu, thánh nhân thỉnh thoảng trông như kẻ ngốc, và thỉnh thoảng,
trong dốt nát của bạn, bạn có thể tôn thờ kẻ ngốc là thánh nhân. Tôi đã bắt gặp
nhiều kẻ ngốc được tôn thờ rồi - họ có phẩm chất nào đó; ít nhất họ cũng là
một. Họ không có nhiều tâm trí - thực tế, họ không có tâm trí chút nào, họ
không có ý nghĩ.
Tôi đã sống trong một thị
trấn trong nhiều năm, và gần thị trấn đó có một thánh nhân sống, ông này nổi
tiếng lắm, và mọi người từ khắp Ấn Độ thường kéo tới để gặp ông ấy. Ông ấy là
kẻ ngốc hoàn hảo, nhưng ông ấy có cái đẹp nào đó quanh mình - không lo âu,
không vấn đề gì. Vài vấn đề có thể đã tồn tại cho ông ấy, nhưng bởi vì mọi
người bắt đầu tôn thờ ông ấy, ngay cả những vấn đề đó cũng không có đó. Mọi
người đem tới thức ăn và mọi thứ khác cho ông ấy cho nên ngay cả vấn đề sống
còn cơ bản cũng không có đó. Họ thậm chí còn làm nhà đẹp cho ông ấy, cho nên
không có vấn đề nào tồn tại.
Và ông ấy tuyệt đối ngốc;
nếu bạn quan sát ông ấy, bạn có thể thấy rằng ông ấy chẳng hiểu điều gì. Nửa
thân ông ấy gần như tê liệt. Điều xảy ra cho những người ngốc này nhiều lần là
họ thậm chí không có khả năng điều khiển được thân thể của riêng mình. Ông ấy
ỉa ra chỗ ông ấy ngồi, nhưng mọi người lại nghĩ rằng ông ấy là một paramahansa,
một linh hồn lớn đã đạt tới chiều cao nơi không khác biệt nào tồn tại. Ông ấy
sẽ ỉa ra và cùng chỗ đó ông ấy bắt đầu ăn mọi thứ - không khác biệt. Tôi tới
xem ông ấy nhiều lần và tôi đã quan sát ông ấy cặn kẽ. Ông ấy tuyệt đối ngốc,
ông ấy không thể thốt ra được một lời nào, nhưng mọi người nghĩ rằng ông ấy đã
lấy lời nguyện im lặng cả đời mình.
Không chút le lói tỉnh táo
nào trong mắt ông ấy, nhưng dầu vậy vẫn có sự tương tự. Mọi người đã bị lừa
nhiều lần. Tất nhiên, những kẻ ngốc đáng thương này không thể lừa bạn được; đó
là khờ dại riêng của bạn: bạn bị lừa bởi cái ta riêng của mình.
Và nhiều lần chuyện xảy ra
là những linh hồn rất, rất hiếm hoi đã bị coi là ngu si, bởi vì bạn lại thấy
rằng cái gì đó giống như kẻ ngốc đang xảy ra. Kẻ ngốc là một phần, siêu nhân là
một phần, và thế rồi có phần giữa, phàm nhân, người chiếm đa số trên thế giới
này.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết
về phát kiến các nhà khoa học đã làm ra: cứ như nhân loại đang tồn tại, gần
chín mươi tám phần trăm mọi người đều là phàm nhân, và một phần trăm là thiên
tài và một phần trăm là kẻ ngốc. Dường như có cân bằng nào đó: một phần trăm là
kẻ ngốc, một phần trăm là thiên tài, và chín mươi tám phần trăm nhân loại ở
giữa. Phần lớn nhất của nhân loại là phàm nhân.
"Phàm nhân," Lão
tử nói, "dường như nhận biết và vậy mà chẳng nhận biết về nó." Nếu
bạn nói về chân lí, tâm trí phàm nhân hiểu nó theo cách trí tuệ nhưng không
hiểu nó một cách toàn bộ. Người đó nói, "Vâng, tôi có thể hiểu được điều
ông đang nói nhưng dầu vậy tôi vẫn lỡ cái gì đó. Ông định nói gì?" Từ được
nghe thấy, nhưng nghĩa bị mất rồi. Người đó thấy rằng mình có thể hiểu về mặt
trí tuệ, người đó là người có giáo dục, người đó có thể là sinh viên tốt
nghiệp, thậm chí có bằng tiến sĩ. Người đó hiểu điều bạn đang nói bởi vì người
đó hiểu ngôn ngữ, nhưng người đó cảm thấy rằng cái gì đó đang bị mất đi. Người
đó hiểu lời, nhưng lời không phải là thông điệp. Thông điệp là cái gì đó tinh
tế: nó có thể tới bằng lời, nhưng nó không phải là lời.
Lời giống như hoa và nghĩa
giống như hương thơm bao quanh nó. Nếu mũi bạn không làm việc tốt, tôi có thể
cho bạn đoá hoa nhưng tôi không thể cho bạn hương thơm được. Nếu tâm trí bạn
không làm việc một cách toàn bộ, tôi có thể cho bạn lời nhưng tôi không thể cho
bạn nghĩa được, bởi vì nghĩa phải được bạn phát hiện ra, được bạn giải mã. Tôi
có thể cho bạn hoa bởi vì điều đó không phải là vấn đề gì, nhưng làm sao tôi có
thể cho bạn hương thơm được? Nếu mũi bạn không làm việc, nếu mũi bạn tắc, không
nhạy cảm, thế thì chẳng cái gì có thể được làm - tôi có thể cho bạn cả nghìn lẻ
một hoa, nhưng hương thơm sẽ không xảy ra.
Phàn nhân hiểu lời nhưng bỏ
lỡ nghĩa. Người đó cứ nghe Đạo - nếu có con người của Đạo, người đó chắc chắn
hấp dẫn phàm nhân, phàm nhân cảm thấy có cái gì đó. Chút ít nhận biết, người đó
ngờ rằng có cái gì đó nhưng người đó không thể chắc chắn được. Người đó hiểu và
vậy mà người đó không hiểu.
Nhiều người tới tôi và nói,
"Bất kì điều gì thầy nói, chúng tôi đều hiểu cả, nhưng chẳng cái gì xảy
ra. Chúng tôi đã hiểu mọi thứ thầy đã nói, chúng tôi đã đọc nhiều sách của
thầy, nhiều lần, chúng tôi đã gạch dưới gần như mọi dòng - nhưng chẳng cái gì
xảy ra cả."
Tôi có thể cho bạn hoa,
nhưng làm sao tôi có thể cho bạn hương thơm được? Bạn phải lau sạch mũi mình,
bạn phải trở nên nhạy cảm hơn. Và đó là chỗ thiền có thể có ích, nó làm cho bạn
nhạy cảm hơn, tỉnh táo hơn. Nó đẩy bạn tới kiểu người thứ nhất, sattva, và dần
dần bạn bắt đầu cảm thấy - không chỉ hiểu, bạn bắt đầu cảm. Khi tôi nói điều gì
đó về tình yêu, bạn hiểu lời, bạn hiểu điều tôi đang nói, nhưng trái tim bạn
không đáp ứng. Làm sao bạn có thể hiểu được cái gì đó về tình yêu nếu trái tim
bạn không đáp ứng? Cảm là cần. Tôi không ngụ ý rằng bạn phải trở thành uỷ mị,
không. Uỷ mị không phải là cảm; uỷ mị là đồng tiền giả. Có những người có thể
kêu và khóc chẳng vì cái gì cả và họ nghĩ họ là kiểu người cảm. Họ không phải
vậy. Họ chỉ uỷ mị thôi.
Uỷ mị không phải là cảm.
Cảm là phẩm chất chín muồi; uỷ mị là phẩm chất chưa chín muồi.
Con người của cảm sẽ làm
cái gì đó; con người của uỷ mị thậm chí sẽ tạo ra nhiều rắc rối hơn. Chẳng hạn,
nếu ai đó ốm, hay ai đó chết, con người của cảm sẽ xô tới bệnh viện, và sẽ cố
gắng giúp người sắp chết. Con người của uỷ mị sẽ bắt đầu kêu và khóc. Người đó
sẽ tạo ra nhiều rắc rối hơn cho người sắp chết - họ thậm chí sẽ không cho phép
người này chết trong im lặng.
Uỷ mị là hỗn độn; cảm là
trưởng thành rất, rất bản chất. Khi tôi nói về tình yêu, nếu bạn có cảm, thế
thì không chỉ đầu bạn hiểu, mà tim bạn cũng bắt đầu đập rộn ràng theo cách
khác. Thế thì hương thơm đạt tới bạn.
Các cách thiền có thể giúp
bạn bởi vì chúng là thanh tâm - chúng ném đi tất cả bụi bặm và bẩn thỉu mà bạn
đã thu thập trong mình, những thứ đang chặn nhạy cảm của bạn. Mọi cánh cửa cảm
nhận của bạn đều bị phủ đầy thứ bẩn. Bạn muốn nhìn đúng, nhưng có nhiều nước
mắt bị đè nén tới mức chúng sẽ không cho phép bạn có con mắt trong trẻo. Bạn
muốn ngửi hoa, nhưng bạn không thể ngửi được, bởi vì toàn thể nền văn minh đã
đè nén mũi. Bạn có thể không nhận biết rằng mũi là phần bị đè nén nhất của thân
thể. Con người đã đánh mất khứu giác gần như hoàn toàn.
Ngay cả ngựa và chó còn
nhạy cảm hơn người. Điều gì xảy ra cho mũi con người? Tại sao nó đã thành chết?
Có cơ chế tinh tế làm việc đằng sau nó bởi vì ngửi được quan tâm sâu sắc và
được gắn với dục. Bạn có thấy con vật ngửi lẫn nhau trước khi chúng làm tình
không? Chúng sẽ chẳng bao giờ làm tình chừng nào chúng còn chưa ngửi trước hết,
bởi vì qua mùi chúng cảm thấy liệu năng lượng thân thể của chúng có gặp gỡ hay
không. Việc ngửi đó là một loại thăm dò. Chó đi, ngửi: nếu chó cái hợp với khứu
giác của nó và ngửi mùi, chỉ thế thì nó mới làm nỗ lực; bằng không, đứa nào đi
đường đứa nấy. Nó chẳng lo nghĩ chút nào. Con chó cái kia không dành cho nó; nó
không dành cho con cái kia.
Ngửi là giác quan mang tính
dục nhất trong thân thể và khi nền văn minh quyết định kìm nén dục, nền văn
minh tự động quyết định kìm nén cả ngửi nữa. Bất kì khi nào người đàn bà muốn
làm tình, cô ấy đột nhiên bắt đầu phát ra mùi tinh tế quanh cô ấy và điều đó sẽ
là nguy hiểm trong một thế giới mà dục không được chấp nhận. Nếu bạn bước đi
trên phố cùng vợ mình và, nhìn thấy người đàn ông khác nào đó, cô ấy bắt đầu
phát ra mùi, bạn sẽ biết điều đó ngay lập tức. Thế thì vợ bạn không thể lừa bạn
được; cô ấy không thể nói rằng cô ấy thậm chí đã không nhìn người đàn ông đó.
Bản thân người vợ không thể biết được rằng thân thể cô ấy đang tung ra mùi nào
đó, mà đàn ông cũng chẳng thể biết được cô ấy bỗng nhiên đã trở nên bị hấp dẫn
vào ai. Mũi bạn hoàn toàn bị đóng; bạn không ngửi. Và mọi sự được giải quyết
đẹp đẽ, không rắc rối gì nảy sinh.
Cho nên nếu bạn thực sự
muốn ngửi hoa nữa, nếu bạn muốn không chỉ mang hoa mà tận hưởng hương hoa nữa,
thế thì bạn sẽ phải đi tới trạng thái tự nhiên hơn của tính dục không bị kìm
nén. Bằng không điều đó sẽ là không thể được. Và nếu tất cả năm giác quan của
bạn đều bị che phủ bởi bụi và bẩn và bị đè nén, chúng sẽ tạo ra tâm trí phàm
tục, bởi vì tâm trí không là gì ngoài bình chứa tập thể của cả năm giác quan.
Thế thì bạn là phàm tục, thế thì bạn có thể cứ trở nên ngày một học thức hơn,
nhưng bạn sẽ vẫn còn là kẻ ngu bởi vì bạn sẽ không sống động. Bạn có quan sát
hiện tượng các bác học là những người chết nhất mà bạn có thể thấy không? Các
giáo sư và học giả là những người chết nhất. Họ không nhìn, họ không ngửi, họ
không nếm - họ gần như chết vì tất cả các giác quan của họ đều chết. Chỉ đầu
của họ là còn làm việc, một mình, không có hỗ trợ nào từ thân thể.
Nếu bạn cắt thân thể họ, họ
sẽ không lo nghĩ, chỉ đừng quấy rầy đầu họ thôi. Ngược lại, họ sẽ rất hạnh phúc
nếu cái đầu có thể làm việc mà không có thân thể. Thế thì họ có thể cứ tiếp tục
những cuộc hành trình học thức của mình mà không bị rắc rối từ thân thể. Không
ốm bệnh nào sẽ quấy rối họ; không đói nào sẽ quấy rối họ.
Tôi nghe nói đôi điều về Edison
- một nhà trí thức khổng lồ rất vĩ đại nhưng hoàn toàn chết trong các giác quan
của mình. Một hôm chuyện xảy ra là ông ấy đang làm công trình toán học nào đó,
và vợ ông ấy tới gọi ông ấy đi ăn sáng. Nhưng đã có lệnh từ ông ấy rằng nếu ông
ấy quá say mê thì ông ấy không nên bị quấy rối bởi những điều vặt vãnh như thế,
cho nên bà ấy tới và để bữa sáng gần ông ấy để cho khi công việc ông ấy được
hoàn thành ông ấy sẽ thấy bữa sáng và ăn nó.
Thế rồi một người bạn tới,
nhưng Edison vẫn tiếp tục, nhiều thứ tham gia vào công việc của ông ấy. Người
bạn cũng biết rằng ông ấy không nên bị quấy rầy, cho nên trong lúc đó phải làm
gì đây? Anh ta thấy bữa sáng, thế là anh ta ăn nó, rồi đẩy mọi thứ sang bên và
chờ đợi. Thế rồi Edison nhìn anh ta, nhìn vào bữa sáng đã hết và nói với người
bạn: Anh tới hơi chậm rồi, tôi đã ăn xong bữa sáng.
Học giả không biết ngay cả
cơn đói của mình. Ông ấy sống trong đầu. Học giả bao giờ cũng phàm tục, phàm
tục hoàn hảo, và vấn đề với phàm nhân là ở chỗ người đó hiểu - điều đó lừa dối họ,
bởi vì người đó nghĩ rằng người đó hiểu, kết thúc. Và người đó chẳng hiểu một
chút gì; người đó vẫn còn vô nhận biết. Hiểu biết của người đó chỉ là từ cái
đầu, không từ toàn bộ bản thể, và chừng nào hiểu biết còn chưa là của toàn bộ
bản thể, nó không phải là hiểu biết chút nào. Hiểu biết trí tuệ không phải là
hiểu biết chút nào; đó là dùng sai từ.
Trung sĩ văn Đạo, nhược tồn
nhược vong.
Khi kiểu phàm nhân nghe
Đạo,
họ dường như biết mà lại
không biết về nó.
Hạ sĩ văn Đạo, đại tiếu
chi.
Khi kiểu người thấp nhất
nghe Đạo,
họ cười to
Kiểu người thấp nhất nghĩ
chân lí này, Đạo, là một loại trò đùa nào đó. Họ báng bổ, nông cạn tới mức
chẳng cái gì về chiều sâu hấp dẫn họ và tiếng cười là sự bảo vệ. Khi người nông
cạn, kiểu thấp nhất, nghe nói về chân lí người đó cười. Người đó cười bởi vì
bây giờ bạn đang làm trò cười. Người đó biết rõ rằng chẳng có chân lí nào cả,
rằng chẳng cái gì như chân lí tồn tại; nó chỉ là bịa đặt của người tinh ranh để
khai thác người khác. Người đó cười to - tiếng cười đó là sự bảo vệ bởi vì
người đó cũng sợ, sợ rằng điều đó có thể tồn tại. Qua tiếng cười người đó xua
nó đi xa, người đó ném nó đi xa; qua tiếng cười người đó bày tỏ nhạo báng của
mình, kết án của mình, người đó đang nói rằng toàn thể sự việc là vô nghĩa.
Nhiều nhất bạn có thể cười vào nó chứ không cái gì khác. Bạn sẽ bắt gặp kiểu
người thấp nhất ở mọi nơi. Nếu kiểu người thấp nhất gặp sannyasin người đó sẽ
cười; "Người này điên rồi; một người nữa lại mất tính người và đã phát
điên."
Nếu người thấp nhất thấy
bạn thiền, người đó sẽ cười, người đó sẽ nghĩ rằng bạn dường như là kẻ chút ít
dở hơi. Ông đang làm gì? Sao ông phí thời gian của mình thế? Nếu kiểu thấp nhất
này đôi khi tới tôi, người đó tới để xem người khác thiền để cho người đó có
thể cười và người đó có thể cảm thấy rất thoải mái về bản thân mình rằng người
đó không điên hay ngu như những người đang thiền này.
Lão Tử nói:
Bất tiếu, bất túc dĩ vi
Đạo.
Nếu mà không cười, đấy
không phải là Đạo.
Lão Tử nói, Nếu kiểu người
thứ ba không cười khi nghe về chân lí, nó sẽ không phải là chân lí. Cho nên đây
là chỉ dẫn xác định: bất kì khi nào chân lí được khẳng định, kiểu người thấp
nhất sẽ lập tức cười ngay. Điều đó chứng tỏ hai điều chắc chắn: một, rằng chân
lí đã được khẳng định, và thứ hai, rằng kiểu người thứ ba, người thấp nhất, đã
nghe về nó. Giữa chân lí và người thấp nhất, tiếng cười xảy ra; giữa phàm nhân
và chân lí, kiểu hiểu biết trí tuệ xảy ra; giữa kiểu người thứ nhất và chân lí,
hiểu biết sâu sắc của toàn thể bản thể xảy ra - toàn thể bản thể của người này
đập rộn ràng cùng cuộc phiêu lưu không biết, cánh cửa đã mở vào một thế giới
mới.
Với kiểu người thứ hai cánh
cửa mở ra nhưng chỉ trong tâm trí; nó là cánh cửa suy nghĩ không phải là cửa
thật, bạn không thể đi vào trong nó được - nhiều nhất bạn có thể triết lí hoá
về nó, nghĩ về nó. Kiểu thứ người nhất đi vào cửa, kiểu người thứ hai nhiều
nhất là nghĩ về nó và cứ nghĩ hoài, kiểu người thứ ba thậm chí không nghĩ.
Người đó cười to, và mọi thứ được chấm dứt ở đó. Thế rồi người đó quên.
Kiểu người thứ ba là tamas.
Kiểu người thứ ba này, nếu người đó muốn đạt tới chân lí sẽ phải trở thành kiểu
thứ hai. Kiểu thứ hai sẽ phải trở thành kiểu thứ nhất, bằng không thì không có
cách nào.
Nên chi người xưa nói:
Sáng về Đạo, dường tăm tối,
Kiểu thứ ba và kiểu thứ hai
là phần lớn nhân loại - kiểu thứ nhất là hoa hiếm hoi. Bởi vì phần lớn hơn của
nhân loại, phần đa số, người hiểu Đạo dường như tăm tối. Con người thực của
hiểu biết dường như tăm tối với người thuộc vào kiểu thứ nhất và thứ hai.
Tiến về Đạo, dường như thối
lui.
Người tiến tới chân lí
dường như thối lui. Mọi người trên thế giới sẽ nói: Ông đang làm gì vậy? Ông đã
đạt tới nhiều thứ thế, bây giờ ông thối lui. Ông sắp làm bộ trưởng chính và ông
làm gì khi nhận tính chất sannyas? Ông đang tụt lùi rồi. Ông đã gần ngay đích,
ông chắc đã đạt tới của cải lớn và quyền lực và danh vọng, nhưng ông đang làm
gì? Ông đang phá huỷ công trình và nỗ lực của đời ông, thối lui.
Tiến về Đạo, dường như thối
lui.
Ngang với Đạo, dường như
tầm thường.
Với đại đa số mọi người,
con người của chân lí là ai đó mà với họ cái gì đó đã đi sai, ai đó không bình
thường, ai đó khác thường. Jesus là khác thường, Lão Tử là khác thường, Krishna
là khác thường; họ không hoàn thành chuẩn của bình thường.
Nếu nhân loại bao la mà
bình thường, thế thì tất nhiên Lão Tử là khác thường. Nếu kiểu người thứ nhất
tồn tại trên thế giới sẽ không có chính phủ, không cần chính phủ nào. Sẽ có vô
chính phủ. Sẽ không cần có qui tắc bởi vì mọi người sẽ sống theo kỉ luật bên
trong của họ. Sẽ không cần có toà án và cảnh sát; thực tế, không cần cai quản
người hiểu biết. Người đó sống hoà hợp với Đạo.
Bởi vì kiểu người thứ hai,
dân chủ tồn tại trên thế giới, và bởi vì kiểu thứ ba, độc tài tồn tại trên thế
giới. Nếu kiểu thứ ba quá mạnh thì bất kì nền dân chủ nào cũng sẽ biến thành
độc tài vào bất kì lúc nào. Ở Ấn Độ điều này đang xảy ra ngay bây giờ.
Jayaprakash hấp dẫn kiểu thứ ba, hấp dẫn của ông ấy chỉ tới kiểu thứ ba và ông
ấy sẽ kết án Ấn Độ nếu Ấn Độ trở thành độc tài. Nhưng ông ấy sẽ là nguyên nhân
bởi vì ông ấy xúi giục gundas, những kẻ lưu manh. Nếu họ bị xúi giục, thế thì
lập tức bất kì nền dân chủ nào cũng phải trở thành độc tài, bởi vì với kiểu thứ
ba chỉ chế độ độc tài mới có thể ra lệnh, ngoài ra thì không. Nền dân chủ là
quá tốt cho họ.
Nhớ điều này: nếu kiểu thứ
nhất tồn tại thế thì dân chủ sẽ tự động biến thành kiểu chính phủ hỗn loạn. Đó
là thế giới tốt nhất: không chính phủ, hay gần như không chính phủ, được cần
tới. Nó được cần tới chỉ cho những điều nhỏ bé, ngoài ra thì không. Với dịch vụ
bưu chính, với đường sắt - với những điều này cần có chính phủ, bởi vì tổ chức
được cần tới để hiệu quả. Bằng không thì không cần.
Với kiểu thấp nhất - chế độ
độc tài, với những người thường - dân chủ. Và bất kì khi nào một nước đi tới
chế độ độc tài, biết rõ rằng bây giờ kiểu yếu tố thứ ba đã trở nên tích cực, và
điều đó là nguy hiểm. Thực tế kiểu yếu tố thứ nhất nên trở nên ngày một tích
cực hơn; kiểu yếu tố thứ nhất nên tồn tại ngày càng nhiều hơn để cho ngay cả
nền dân chủ cũng không được cần nữa.
Đức mà cao, dường như hổng hoác;
Nó không hổng hoác, nó được
tràn đầy với cái vô hạn, nhưng bạn không thể thấy được cái vô hạn. Với bạn nó
dường như trống rỗng. Con người của tính cách thiêng liêng có vẻ hổng hoác -
người đó không có gì. Bởi vì bất kì cái gì bạn có thể đếm được, người đó không
có cái đó: người đó không có số dư ngân hàng, người đó không có quyền lực trên
thế giới này, người đó tuyệt đối vô lực. Nhưng bạn không thể thấy được sức mạnh
bên trong của người đó, rằng người đó có vinh quang hoàn toàn khác, thuộc loại
khác và phẩm chất khác, rằng người đó có ánh sáng, giầu có, kho báu - để thấy
họ bạn sẽ phải trở thành kiểu thứ nhất. Ngay cả để có thoáng nhìn về họ, bạn ít
nhất cũng sẽ phải trở thành kiểu thứ hai. Với kiểu thứ ba, con người của Đạo là
con tầu trống rỗng, người đó không có gì.
Thật trong trắng, dường như
bợn nhơ;
Người đó thuần khiết thế
bạn không thể cảm thấy người đó được bởi vì bạn chỉ có thể cảm được cái bạn có
- cái như nhau có thể cảm cái như nhau.
Tôi đã nghe nói về người
Maharajah, loại người say. Cả đêm người đó sẽ xem vũ công và gái mãi dâm và say
sưa và uống rượu và đến sáng người đó sẽ đi ngủ. Người đó sẽ ngủ cả ngày - đó
là qui tắc, không phải ngoại lệ, cho người Maharajah.
Một hôm chuyện xảy ra là
người đó không cảm thấy buồn ngủ. Lúc đó mới là brahmamuhurta, sáng sớm, mặt
trời còn chưa lên, và người đó bước ra khỏi cung điện của mình. Điều đó là hiếm
hoi, lính gác trong vườn chưa bao giờ thấy người đó bước ra bởi vì sáng là lúc
người đó đi ngủ. Nhưng người đó không cảm thấy buồn ngủ cho nên người đó bước
ra.
Người đó ngửi thấy mùi lạ
và người đó hỏi lính gác: Đây là kiểu mùi gì vậy? Mùi hôi, mùi hôi này từ đâu
tới? Lính gác nói: Thưa tôn ông, thưa ông chủ, mùi hôi này tới từ khí tươi buổi
sáng.
Người đã sống chỉ cuộc sống
ban đêm, được bao quanh bởi khói, đồ uống, đàn bà xấu và bẩn, không biết mùi
không khí tươi - nó cảm thấy hôi.
Nếu bạn sống quá nhiều
trong bóng tối bạn trở nên dị ứng với ánh sáng; nếu bạn sống quá nhiều trong
không thuần khiết bạn trở nên dị ứng với cái thuần khiết. Lão Tử nói:
Đức vững chắc, dường như
cẩu thả.
Cho nên đừng sợ nếu bạn
dường như điên với người khác; đừng sợ nếu khi bạn thiền bạn thấy người khác
cười - nếu họ không cười đó chắc sẽ không phải là thiền chút nào.
Đừng sợ người trí thức,
người nói: Lắng nghe mọi người nhưng bao giờ cũng làm việc riêng của mình. Đừng
bị bận tâm bởi họ. Nếu bạn nghe chân lí, nếu bạn cảm chân lí, thế thì nhận rủi
ro và cứ đi vào cuộc phiêu lưu lớn lao nhất - cuộc phiêu lưu về chân lí, cuộc
phiêu lưu tìm Thượng đế, cuộc phiêu lưu để biết bản thân mình.