Osho - Đạo: Ba Kho Báu (Tập 1)
Chương 3: Tính cách của Đạo
Về tính cách của đạo:
Đạo là mạch hổng,
mà dùng mãi không cạn,
Không thể dò được.
Về thần hang:
Thần hang không chết.
Nên gọi mẹ nhiệm mầu.
Cửa của mẹ nhiệm mầu
Gốc rễ của đất trời.
Dằng dặc, dằng dặc,
Dường như còn hoài.
Kéo ra từ nó
Dùng hoài không hết.
Về tính cách của đạo
Thế giới của Lão Tử là hoàn
toàn khác với thế giới của triết học, tôn giáo, luân lí. Nó thậm chí không phải
là cách sống. Lão Tử không dạy điều gì đó - ông ấy là điều gì đó. Ông ấy không
phải là người thuyết giảng, ông ấy là sự hiện diện. Ông ấy không có học thuyết
cho bạn - ông ấy chỉ có bản thân mình đưa ra và chia sẻ.
Nếu như ông ấy là triết
gia, mọi sự đã dễ dàng - bạn có thể đã hiểu được ông ấy. Ông ấy là bí ẩn bởi vì
ông ấy không phải là triết lí. Ông ấy thậm chí không là phản triết lí, bởi vì
cả hai đều phụ thuộc vào logic. Ông ấy là ngớ ngẩn. Triết lí phụ thuộc vào
logic, phản triết lí cũng phụ thuộc vào logic - cho nên phản triết lí cũng
không là gì ngoài triết lí. Nagarjuna, một nhà phản triết lí vĩ đại, cũng vẫn
là triết gia. Ông ấy nói, ông ấy biện luận, ông ấy thảo luận theo cùng cách như
bất kì triết gia nào. Ông ấy thảo luận chống lại triết lí, biện luận chống lại
triết lí, nhưng luận cứ là một. Và logic là đĩ.
Có một câu chuyện; một
trong đệ tử vĩ đại nhất của Lão Tử. Liệt Tử, kể lại nó... Lão Tử, Trang Tử và
Liệt Tử - họ là ba cột trụ của thế giới Đạo. Lão Tử nói theo kiểu trào phúng,
cách ngôn; ông ấy thậm chí không trau chuốt. Nhưng Liệt Tử và Trang Tử, các đệ
tử của Lão Tử, không thể biện luận. Họ cứ kể chuyện ngụ ngôn, chuyện tường
thuật, tương tự. Từ này phải thường xuyên được ghi nhớ: Đạo không thể được giải
thích, chỉ sự tương tự mới có thể được nêu - những chỉ dẫn. Cho nên một trái
tim đồng cảm sâu sắc là cần thiết - vấn đề không phải là tâm trí chút nào.
Liệt Tử thuật lại một câu
chuyện, rằng trong thành của ông ấy có lần chuyện xảy ra: người giầu nhất thành
đi qua sông còn dòng sông thì ngập lụt. Và một cơn bão lớn nổi lên ngay giữa
dòng nước và con thuyền bị lật úp. Bằng cách nào đó người lái đò thoát, nhưng
ông ta không thể nào cứu được người nhà giầu này. Người nhà giầu chết đuối. Một
cuộc tìm kiếm qui mô được tiến hành.
Một ngư dân tìm ra cái xác
- cái xác chết - nhưng anh ta lại đòi một giá quá cao cho cái xác đó và sẽ
không trao trả với giá kém hơn. Gia đình nọ không sẵn lòng trả nhiều tiền thế
cho cái xác chết cho nên họ tới một nhà nho, một ông đồ, một người am hiểu luật
pháp để hỏi cần phải làm gì. Liệu có thể làm được cái gì đó về mặt luật pháp
hay không?
Ông đồ nói, "Ông đừng
lo nghĩ. Trước hết, trả tiền công cho tôi và thế rồi tôi sẽ bày cách cho
ông." Thế là ông đồ nhận tiền thù lao và rồi nói, "Ông cứ giữ giá ấy.
Ông ta không thể bán được cái xác chết đó cho bất kì ai khác cả; ông ta sẽ phải
nhường bước, bởi vì không ai sẽ mua cái xác đó - cho nên ông cứ giữ giá
ấy."
Hau, ba ngày trôi qua. Gia
đình này theo lời khuyên đó. Ngư dân này bắt đầu lo nghĩ bởi vì bây giờ cái xác
đã bốc mùi, và ông ta bắt đầu cảm thấy rằng bây giờ tốt hơn cả là nhường bước
và chấp nhận bất kì điều gì họ trả. Nó đã trở thành vấn đề, không ai khác sẽ
mua cái xác đó - ông ta cũng cảm thấy điều đó. Cho nên làm sao ông ta mặc cả
được? Nhưng trước khi quyết định điều gì, ông ta cũng tới người am hiểu pháp
luật - cũng người đó.
Ông này nói, "Trước
hết hãy trả tiền công cho ta đã và ta sẽ trao cho ông lời khuyên." Ông ta
nhận tiền công và nói, "Ông cứ giữ cái giá ấy. Gia đình kia không thể mua
được cái xác đó từ bất kì đâu khác - họ sẽ phải nhường bước."
Logic là đĩ, đồ mãi dâm. Nó
có thể ủng hộ, nó có thể chống đối. Nó không thuộc vào ai cả. Cho nên logic có
thể ủng hộ cho triết lí, và logic có thể chống lại triết lí.
Lão Tử không chống lại phản
triết lí bởi vì ông ấy không phải là nhà logic chút nào. Phật là người phản
triết lí: ông ấy biện minh chống lại nó. Lão Tử thì không. Ông ấy không biện
minh chút nào, ông ấy đơn giản phát biểu. Ông ấy không chạy theo bạn để thuyết
phục bạn - không, Lão Tử không thế. Mọi người khác dường như theo cách nào đó
đang cố gắng để thuyết phục bạn nhưng Lão Tử thì không. Ông ấy đơn giản phát
biểu và không bận tâm liệu bạn có được thuyết phục hay không.
Nhưng sức cám dỗ của ông ấy
thì lớn. Ông ấy cám dỗ. Ông ấy khuyên nhủ. Không cố gắng thuyết phục, ông ấy
thuyết phục bạn sâu bên dưới trong trái tim và bạn không thể bác bẻ được ông ấy
bởi vì ông ấy không nêu luận cứ nào. Đó là cái đẹp và đó là sức mạnh của ông
ấy. Ông ấy đơn giản phát biểu một sự kiện. Và ông ấy không tìm kiếm việc chuyển
đổi, và ông ấy không sẵn sàng làm bạn thành một tín đồ - không. Cho dù bạn có
sẵn sàng, ông ấy cũng sẽ không chấp nhận bạn. Nhưng ông ấy cám dỗ. Cám dỗ của
ông ấy là rất tinh tế và trực tiếp. Cám dỗ của ông ấy mang nữ tính.
Có hai kiểu cám dỗ. Khi đàn
ông cám dỗ đàn bà, anh ta năng nổ. Anh ta cố gắng theo đủ mọi cách, nghĩ đủ mọi
kế, dương bẫy; anh ta làm mọi nỗ lực mà mình có thể làm được. Đàn bà cám dỗ
theo cách hoàn toàn khác. Cô ấy không giở mưu mô, cô ấy không dương bẫy nào, cô
ấy không theo đuổi người đàn ông; trong thực tế, cô ấy giả vờ rằng cô ấy không
quan tâm gì mấy. Đàn ông có thể thất bại, nhưng đàn bà chẳng bao giờ thất bại -
đó là cám dỗ nữ tính. Cái bẫy của cô ấy rất tinh vi. Bạn không thể thoát khỏi
nó được; nó không có lỗ hổng. Và chẳng cần săn đuổi bạn, cô ấy vẫn cứ săn đuổi
bạn. Cô ấy ám ảnh bạn trong giấc mơ - chưa bao giờ gõ cửa bạn, nhưng ám ảnh bạn
trong giấc mơ; chưa bao giờ biểu lộ bất kì quan tâm nào nhưng trở thành mơ
tưởng sâu sắc nhất trong con người bạn. Đó là sự thành thạo nữ tính. Và Lão Tử
là người tin tưởng lớn lao vào tâm trí nữ tính. Chúng ta sẽ bắt gặp điều đó.
Cho nên nhớ... thế giới của
Lão Tử không phải là logic mà là tương tự. Logic là rõ ràng, trực tiếp - hoặc
bạn phải được thuyết phục hoặc bạn phải thuyết phục đối phương; hoặc bạn phải
theo nó, trở thành tín đồ, hay bạn trở thành kẻ thù. Bạn phải chọn. Với logic,
tâm trí bạn phải tích cực. Điều đó là dễ dàng, chẳng cái gì khó về điều đó cả.
Mọi người đều biện luận. Nhiều hay ít, mọi người đều là nhà logic; giỏi hay
tồi, mọi người đều là triết gia.
Nếu bạn muốn hiểu Lão Tử,
cách thức cũ không có ích. Bạn sẽ phải gạt logic của mình sang bên bởi vì ông
ấy không săn đuổi bạn như nhà logic, ông ấy không biện minh chống lại bạn - nếu
bạn biện minh chống lại ông ấy, điều đó sẽ thành khôi hài bởi vì ông ấy có biện
minh gì đâu. Ông ấy đơn giản đưa ra sự tương tự.
Tương tự là gì? Nếu tôi có
kinh nghiệm nào đó mà bạn không có, thế thì làm sao tôi mô tả nó cho bạn? Cách
duy nhất là qua tương tự: một kinh nghiệm nào đó bạn có - nó không đích xác là
cái bạn có - nó không đích xác đúng là cái tôi có, nhưng sự tương tự nào đó tồn
tại. Cho nên tôi nói rằng nó giống như kinh nghiệm mà bạn có - không đích xác
giống hẳn, nhưng sự tương tự nhỏ tồn tại. Việc hiểu sự tương tự nhỏ đó trở
thành cây cầu.
Đó là lí do tại sao người
đã đi tới cực lạc tối thượng lại nói điều đó giống như hai người yêu nhau trong
vòng ôm sâu sắc, nó giống như hai người yêu trong niềm cực thích sâu sắc, nó
giống như khi hành động dục đi tới đỉnh. Điều này là tương tự. Họ không nói
rằng nó là điều này. Không. Họ không nói điều gì như thế cả. Họ đơn giản nói
rằng kinh nghiệm của bạn chẳng là gì khác hơn điều có thể trở thành cây cầu.
Jesus nói, "Thượng đế
là tình yêu." Đây là tương tự. Trong cuộc sống của bạn thì tình yêu là cao
nhất. Cái thấp nhất của điều thiêng liêng và cái cao nhất của con người gặp gỡ;
đó là biên giới. Cái cao nhất mà nhân loại có thể đạt tới được là tình yêu; nó
là cái thấp nhất đối với điều thiêng liêng, chỉ là bàn chân của điều thiêng
liêng. Nhưng từ đó, nếu bàn chân được tìm thấy, thì bạn có thể tìm thấy toàn bộ
Thượng đế. Đó là lí do tại sao Jesus nói, "Tình yêu là Thượng đế."
Không phải là tình yêu là Thượng đế, nhưng trong kinh nghiệm của bạn thì không
còn cái gì khác hơn tồn tại để qua đó có thể làm điều tương tự.
Cho nên đừng xét Lão Tử
theo lời và theo nguyên văn; chúng tất cả đều là tương tự cả. Nếu ông ấy nói
"Thần hang," thì đây là tương tự. Ông ấy đang nói điều gì đó - không
đích xác là về hang động, bởi vì hang động thì bạn biết - qua hang động ông ấy
cho bạn cảm giác về cái gì đó mà bạn không biết. Từ cái bạn biết ông ấy đang
đem bạn tới cái mà bạn không biết. Tương tự nghĩa là một tham chiếu tới cái
biết để giải thích cho cái chưa biết. Khi ông ấy nói "Thần hang", thì
ông ấy ngụ ý nhiều điều.
Tương tự bao giờ cũng rất
hàm súc. Logic bao giờ cũng chật hẹp, còn tương tự thì rộng rãi, nữ tính. Bạn
càng tìm nhiều trong nó, bạn càng thấy nhiều qua nó. Logic còn có thể cạn kiệt
được chứ tương tự thì không bao giờ. Đó là lí do tại sao những cuốn sách như
Đạo Đức Kinh hay Bhagavadgita hay Bài thuyết giảng trên núi của Jesus bạn có
thể cứ đọc và đọc và đọc mãi - chúng là không cạn. Bạn có thể cứ tìm ra ngày
một nhiều bởi vì chúng là tương tự. Bạn càng trưởng thành, bạn càng thấy ra
trong chúng; bạn càng thấy ra trong chúng, bạn càng trưởng thành; bạn càng
trưởng thành, bạn lại càng thấy ra nữa. Cho nên những cuốn sách này không phải
là sách: chúng có cuộc sống riêng của mình, chúng là một hiện tượng sống. Và
bạn không thể đọc được chúng một lần rồi kết thúc với chúng; không, đấy không
phải là cách thức. Một cuốn sách logic có thể được đọc một lần, được hiểu, bạn
có thể vứt nó vào đống rác. Nhưng một cuốn sách kiểu tương tự thì mang tính thơ
ca: nó thay đổi với tâm trạng của bạn, nó thay đổi với hiểu thấu của bạn, nó
thay đổi với trưởng thành của bạn. Nó đem lại cho bạn những tầm nhìn khác nhau
theo trạng thái tâm trí của bạn.
Tương tự vẫn còn nguyên -
chẳng hạn, "Tình yêu là Thượng đế." Một người chưa bao giờ biết điều
gì khác ngoại trừ dục và người cứ nghĩ rằng dục là tình yêu...
Tại phương Tây điều này
đang xảy ra quá nhiều. Bây giờ với hành động dục họ nói là "làm
tình." Việc "làm tình" này là hoàn toàn ngu ngốc - bạn không thể
làm tình yêu được, tình yêu không phải là hành động, nó là trạng thái của sự
hiện hữu - bạn có thể trong nó nhưng bạn không thể làm nó được. Bạn rơi vào
trong nó, nó không phải là nỗ lực. Dục có thể được làm, không phải là tình yêu.
Gái mãi dâm có thể cho bạn dục, không phải tình yêu - bởi vì làm sao bạn làm
tình yêu theo tiền được? Không thể được! Làm sao bạn có thể làm tình yêu vì
tiền được? Nó tới theo cách riêng của nó. Nó có những cách thức bí ẩn riêng.
Bạn không thể kiểm soát được nó, bạn chỉ có thể bị nó sở hữu. Dục có thể được
làm chứ không phải là tình yêu. Bạn có thể làm dục nhưng bạn không thể làm tình
yêu - bạn chỉ có thể trong tình yêu... Cho nên người đàn ông hay đàn bà mà nghĩ
rằng dục là tình yêu và hành động dục là hành động của tình yêu thì sẽ nghĩ,
khi Jesus nói, "Tình yêu là Thượng đế" - và tất nhiên không có cách
nào khác với họ để nghĩ bởi vì đây là sự tương tự của họ - rằng dục là Thượng
đế.
Tại Thuỵ Điển bây giờ họ
đang làm phim về cuộc sống tình yêu của Jesus bởi vì họ nghĩ rằng một người mà
nói, "Tình yêu là Thượng đế" thì phải ngụ ý rằng dục là Thượng đế. Và
phim này sắp sửa là một trong những hành động báng bổ nhất, xấu xa nhất có thể
có, bởi vì trong phim này họ đang cố gắng mô tả một Jesus đang làm tình theo
nghĩa của họ - đi vào hành động dục. Bây giờ không quốc gia nào sẵn sàng cho
phép họ làm phim đó. Nhưng họ sẽ làm nó - bây giờ khó mà cản họ lại được. Cuộc
sống tình yêu của Jesus với họ có nghĩa chỉ là cuộc sống dục.
Bạn hiểu việc tương tự theo
quan điểm của mình. Sự tương tự có thể cho bạn chỉ nhiều tới mức bạn có thể đặt
vào trong nó. Một người đã yêu, không chỉ về mặt dục mà toàn bộ... bởi vì dục
là hiện tượng cục bộ, vật lí; không có gì sai trong nó, nhưng nó không là toàn
bộ. Khi nó trở thành toàn bộ và bạn yêu một người trong tính toàn bộ, không chỉ
về mặt dục - sự hấp dẫn không chỉ về vật lí mà cả về tâm linh - không phải là
thân thể bị chối bỏ trong nó mà sự hấp dẫn là lớn hơn, và sự hấp dẫn thân thể
chỉ là một vòng nhỏ trong nó - thế thì bạn sẽ hiểu "tình yêu là Thượng
đế" theo cách khác. Sự tương tự sẽ trở nên sâu sắc hơn cho bạn.
Nhưng nếu bạn đã biết tới
tình yêu ở ngoài dục, mà trong đó dục đơn giản biến mất và toàn bộ năng lượng
dục được biến đổi thành cực lạc - nếu bạn đã biết tình yêu đó thế thì
"tình yêu là Thượng đế" sẽ có một nghĩa khác với bạn.
Cho nên tương tự phụ thuộc
vào bạn. Và một cuốn sách tương tự như của Lão Tử thì phải được đọc đi đọc lại
- nó là công trình cuộc sống. Bạn không thể nào đơn giản đọc nó trong cuốn sách
bìa mỏng rồi vứt sách đi. Nó là kho báu được mang đi; nó là công trình cả đời;
chính việc đi vào điều tương tự là kỉ luật cả đời.
Logic là nông cạn. Bạn có
thể hiểu Aristotle, chẳng có gì nhiều. Nhưng khi bạn tới Lão Tử ... lần đầu
tiên bạn thậm chí có thể bỏ lỡ cái là cái gì đó, nhưng dần dần Lão Tử sẽ ám ảnh
bạn. Sự hấp dẫn của ông ấy mang nữ tính. Dần dần ông ấy sẽ bắt giữ bản thể của
bạn - bạn chỉ phải theo ông ấy. Trong logic bạn phải tranh đấu; trong tương tự
bạn phải đồng cảm, bạn phải cho phép nó, chỉ thế thì sự tương tự mới nở hoa.
Cho nên chỉ trong đồng cảm và kính phục sâu sắc, trong niềm tin và tin cậy sâu
sắc, thì Lão Tử mới có thể được hiểu. Không có cách khác.
Nếu bạn tới Lão Tử thông
qua tâm trí, bạn sẽ không bao giờ tới được ông ấy. Bạn sẽ đi lòng vòng và lòng
võng mãi - bạn sẽ chẳng bao giờ chạm vào sự hiện hữu của ông ấy. Tới ông ấy qua
trái tim. Sự tương tự là dành cho trái tim; logic là cho tâm trí.
Lão Tử mang nhiều tính nhà
thơ hơn. Nhớ lấy điều đó. Bạn không biện minh với nhà thơ - bạn lắng nghe thơ
ca, bạn hấp thu thơ ca, bạn nghiền ngẫm nó, bạn để nó đi vào bên trong sự hiện
hữu của mình, bạn để nó trở thành một phần của máu và xương bạn, bạn tiêu hoá
nó. Bạn quên lời, bạn quên tính thơ ca hoàn toàn, nhưng hương thơm trở thành
một phần của bạn. Bạn có thể không nhớ bài thơ đang hát về điều gì nhưng bài ca
đã được giữ lại: hương vị của nó, hương thơm, đã đi vào bạn. Bạn đã trở nên
mang thai.
Lão Tử có thể được hiểu chỉ
nếu bạn trở nên mang thai với ông ấy. Cho phép ông ấy. Mở cửa ra. Ông ấy thậm
chí sẽ không gõ cửa, bởi vì ông ấy không năng nổ. Ông ấy sẽ không cố gắng biện
minh bởi vì ông ấy không tin vào biện luận. Ông ấy không phải là con người tâm
trí chút nào, ông ấy tuyệt đối là con người trái tim. Ông ấy đơn giản, sự tương
tự của ông ấy là sự tương tự của dân làng - nhưng sống động, toả sáng, sinh
động. Nếu bạn cho phép ông ấy, bỗng nhiên bạn sẽ được biến đổi - chỉ một hiểu
biết, hiểu biết của trái tim, và bạn sẽ được ông ấy làm cho biến đổi.
Điều thứ hai cần nhớ là ở
chỗ Lão Tử không phải là con người tôn giáo theo nghĩa bình thường. Ông ấy
không phải là nhà thượng đế học. Ông ấy không là con người tôn giáo chút nào
theo cách bạn hiểu thế giới. Ông ấy chưa bao giờ đi tới đền chùa, chưa bao giờ
tôn thờ, bởi vì ông ấy thấy rằng toàn bộ sự tồn tại này là ngôi đền và toàn bộ
cuộc sống này là sự tôn thờ. Ông ấy không là con người phân mảnh. Ông ấy không
phân chia cuộc sống, ông ấy sống nó như dòng sông không phân chia.
Bạn phân chia: một giờ
trong đền, mọi tuần bạn đều tới nhà thờ. Chủ nhật là ngày tôn giáo và dần dần
tôn giáo trở thành chuyện ngày chủ nhật - sáu ngày làm việc nó không được động
tới. Bạn rất tinh ranh! - Chủ nhật là ngày nghỉ, chủ nhật là ngày tôn giáo, khi
bạn không đi làm. Bạn có thể lương thiện dễ dàng khi bạn không làm việc; bạn có
thể lương thiện dễ dàng khi bạn không trong cửa tiệm; bạn có thể lương thiện dễ
dàng khi bạn nghỉ ngơi dưới ánh mặt trời; bạn có thể lương thiện dễ dàng khi
bạn lắng nghe buổi thuyết giảng trong nhà thờ. Điều đó không là gì cả, không có
vấn đề gì. Sáu ngày làm việc, chúng mới tạo ra vấn đề thật - thế thì bạn không
thể tôn giáo được. Cho nên đây chỉ là thủ đoạn mà thôi. Chủ nhật này là một thủ
đoạn để tránh tôn giáo. Bạn đã tạo ra căn phòng kín gió trong cuộc sống của
mình. Tôn giáo có chỗ riêng của nó vào ngày chủ nhật, và thế thì, thế thì bạn
được tự do trong sáu ngày để phi tôn giáo nhất có thể được.
Người Hindus có cách riêng
của họ, người Mô ha mét giáo có cách riêng của họ, người Ki tô giáo có cách
riêng của họ: cách tránh tôn giáo. Và những người này bạn gọi là tôn giáo! Họ
là những người tránh né. Họ tới đền chùa và họ cầu nguyện. Khi họ cầu nguyện
nhìn vào họ, vào khuôn mặt họ. Họ trông đẹp thế. Nhưng khi ra khỏi nhà thờ hay
đền chùa, họ không còn như thế nữa. Họ khác đi.
Tolstoy đã viết một truyện
ngắn, không thực là truyện nữa. Nó là một sự kiện, nó đã xảy ra, một sự vụ.
Tolstoy một hôm tới nhà
thờ, vào sáng sớm. Trời còn tối và ông ấy ngạc nhiên khi thấy rằng người giầu
nhất thành phố đang cầu nguyện và thú tội trước Thượng đế và nói rằng mình là
kẻ tội lỗi. Tất nhiên Tolstoy trở nên quan tâm. Và ông này đang kể lại tội lỗi
của mình: cách ông ấy đã lừa vợ mình và đã không trung thành, và cách ông ấy đã
trong quan hệ và chuyện tình với các phụ nữ khác, vợ người khác.
Tolstoy trở nên bị hấp dẫn.
Ông ấy lại mỗi lúc một gần hơn. Và ông này đang kể lại với nhiều thích thú, thú
tội với Thượng đế: "Con là kẻ tội lỗi và chừng nào ngài còn chưa tha thứ
cho con thì không có cách nào cho con cả. Và con đã bóc lột làm sao! Và con đã
cướp bóc mọi người làm sao! Con là kẻ tội lỗi và con không biết cách thay đổi
bản thân mình. Chừng nào ân huệ của ngài còn chưa giáng xuống thì không có khả
năng nào cho con cả." Và nước mắt cứ chảy ròng ròng.
Thế rồi ông ta bỗng nhiên
nhận biết rằng có ai đó khác ở đó. Ông ta nhìn. Ông ta nhận ra - vào lúc này
trời đã hửng sáng - và ông ta trở nên rất giận dữ và ông ta nói với Tolstoy:
"Nhớ lấy! Những điều này tôi đã nói cho Thượng đế, không phải cho ông.
Và nếu ông nói những điều này
cho bất kì ai thì tôi sẽ lôi ông ra toà về tội bôi nhọ danh dự tôi. Cho nên nhớ
rằng ông chưa bao giờ nghe nói gì về những điều này cả. Đây là đối thoại cá
nhân giữa tôi và Thượng đế và tôi không biết rằng ông có đó."
Một khuôn mặt khác trước Thượng
đế và một khuôn mặt hoàn toàn khác trước thế giới.... Tôn giáo là một ngăn -
khép kín. Đây là thủ đoạn để tránh nó; đây là cách để mang tính tôn giáo mà
không tôn giáo chút nào - sự lừa dối.
Lão Tử là không tôn giáo
chút nào theo cách đó. Ông ấy là người đơn giản. Ông ấy thậm chí không nhận
biết rằng mình mang tính tôn giáo - làm sao một người tôn giáo lại có thể nhận
biết rằng mình mang tính tôn giáo? Tôn giáo cũng giống như việc thở với người
đó. Bạn trở nên nhận biết về việc thở chỉ khi cái gì đó đi sai, khi khó thở,
khi bạn bị hen hay loại trục trặc gì đó về thở. Bằng không thì bạn sẽ chẳng bao
giờ biết, chẳng bao giờ trở nên nhận biết rằng bạn thở. Bạn đơn giản thở, nó tự
nhiên thế.
Lão Tử mang tính tôn giáo
một cách tự nhiên, ông ấy thậm chí không nhận biết về điều đó. Ông ấy không
giống như các thánh nhân của bạn, những người thực hành tôn giáo. Không, ông ấy
không thực hành: ông ấy cho phép tính toàn bộ chiếm quyền sở hữu. Ông ấy sống
nó, nhưng ông ấy không thực hành nó. Tôn giáo không phải là kỉ luật với ông ấy,
nó là sự hiểu biết sâu sắc. Nó không phải là cái gì đó bị áp đặt từ bên ngoài,
nó là cái gì đó tuôn chảy từ bên trong. Không có một chút khoảng cách giữa ông
ấy và tôn giáo.
Ông ấy không mang tính tôn
giáo theo nghĩa bạn vẫn hiểu. Ông ấy không phải là thánh nhân bởi vì ông ấy
chưa bao giờ thực hành tính thánh thiện cả. Ông ấy không bó buộc nó; nó không
phải là tính cách của ông ấy. Con người tôn giáo thực không có tính cách tôn
giáo - không thể có nó được bởi vì tính cách là một phương thức của phi tôn
giáo. Cố hiểu điều đó: bạn phát triển một tính cách bởi vì bạn sợ bản thể của
mình; bạn phát triển đạo đức bởi vì bạn sợ cái bất tử bên trong; bạn tự buộc
bản thân mình theo một cách sống nào đó bởi vì bạn biết rằng nếu bạn sống một
cách tự phát và tự nhiên, bạn sẽ trở thành tội nhân, không phải là thánh nhân.
Bạn sợ bản thể của mình; bạn áp đặt tính cách lên khắp xung quanh mình. Tính
cách là cái áo giáp; nó bảo vệ bạn tách khỏi người khác và và nó bảo vệ bạn
tách ra với chính bản thân mình. Nó là thành luỹ; bạn đi vào trong nó. Bạn nói
chân lí không phải bởi vì bạn đã đi tới biết phúc lạc của nó; bạn nói chân lí
bởi vì bạn đã được dạy rằng nếu bạn không nói, thì bạn sẽ bị ném vào địa ngục.
Các nhà thần học của bạn đã
cố gắng hình dung ra Thượng đế của bạn như kẻ tàn bạo nhất có thể được - ném
mọi người vào địa ngục, vào trong lửa cháy, và trong dầu sôi. Thượng đế này
dường như là kẻ tàn bạo. Ông ta cần trị liệu tâm lí lớn - ông ta dường như là
kẻ tra tấn lớn lao nhất.
Bạn sợ địa ngục và bạn tham
vọng cõi trời - củ cà rốt cõi trời liên tục được treo ngay trước bạn. Và tính
cách của bạn chỉ là phương tiện giữa cõi trời và địa ngục - bảo vệ chống lại
địa ngục và nỗ lực để đạt tới tham vọng cõi trời. Làm sao bạn có thể mang tính
tôn giáo được nếu bạn sợ thế và tham vọng thế?
Con người tôn giáo không
tham vọng chút nào. Tham vọng là điều đầu tiên bị vứt khỏi người tôn giáo, bởi
vì tham vọng có nghĩa là trong tương lai còn người tôn giáo bao giờ cũng ở đây
và bây giờ. Người đó tồn tại trong hiện tại, người đó không có tương lai nào để
bận tâm cả. Và người đó không sợ hãi theo bất kì cách nào. Người đó sống một
cách toàn bộ thế, làm sao người đó có thể sợ hãi được? Sợ tới bởi vì bạn sống
một cách phân mảnh. Bạn đã không sống chút nào, đó là lí do tại sao có sợ.
Cố hiểu vấn đề này. Người
ta sợ chết - tại sao? Bạn có biết rằng chết là xấu không? Làm sao bạn biết được
điều đó khi bạn chưa chết? Bạn có biết rằng chết sắp sửa là điều tồi tệ hơn
cuộc sống không? Làm sao bạn có thể biết được? Nó có thể còn tốt hơn cuộc sống.
Tại sao bạn sợ chết mà không biết? Làm sao người ta có thể sợ cái không biết?
Điều đó dường như là không thể được. Bạn có thể sợ chỉ cái đã biết. Làm sao bạn
lại có thể sợ cái không biết, cái không quen thuộc mà bạn không biết chút nào? Không,
bạn không sợ chết. Bạn đã đặt sai nỗi sợ của mình vào cái chết. Bạn thực sự sợ
chết bởi vì bạn đã không có khả năng sống - nỗi sợ có liên quan tới cuộc sống
chưa được sống. Bạn sợ rằng bạn đã không có khả năng sống, yêu và chết đang tới
gần, cái sẽ chấm dứt mọi thứ. Bạn sẽ không còn nữa, và bạn vẫn còn chưa có khả
năng để yêu.
Bạn giống như cây vẫn còn
chưa ra hoa mà tiều phu đang tới. Cây cảm thấy hoảng sợ, không biết điều gì sẽ
xảy ra. Nỗi sợ không tới từ cái chết, nỗi sợ đang tới từ cái gì đó đã không xảy
ra. Cây biết rõ rằng quả còn chưa kết, hoa còn chưa ra, nó còn chưa nở hoa. Cây
chưa biết tới mùa xuân; nó còn chưa nhảy múa với gió, nó còn chưa yêu, nó còn
chưa sống. Cuộc sống chưa được sống này tạo ra nỗi sợ... và tiều phu đang tới.
Và tiều phu sẽ tới và sẽ không có tương lai. Chết nghĩa là không có tương lai.
Quá khứ đã qua, và không tương lai - còn hiện tại thì chật hẹp thế. Sợ chiếm
lĩnh, bạn run rẩy.
Sợ bao giờ cũng là về cái
chưa được sống. Nếu bạn sống một cách toàn bộ, bạn chẳng sợ cái gì cả. Nếu cái
chết tới với tôi ngay bây giờ, tôi đã sẵn sàng. Tôi đã sống. Mọi thứ đều đầy
đủ, không cái gì là không đầy đủ. Cái chết không thể phá huỷ được. Nếu cái gì
đó còn chưa đầy đủ thế thì tôi mới muốn cái chết đợi thêm chút xíu, nhưng mọi
thứ đều đầy đủ cả. Tôi đã tắm sáng nay, tôi đã nói với các bạn, bất kì cái gì
định xảy ra thì đã xảy ra rồi. Tôi hoàn toàn sẵn sàng. Nếu cái chết tới, tôi đã
sẵn sàng, tôi sẽ thậm chí không nhìn lại một lần bởi vì chẳng còn gì để nhìn
cả, mọi thứ đều đã đầy đủ. Bất kì khi nào bất kì cái gì cũng đều đầy đủ thì bạn
tự do với nó. Một cuộc sống đã được sống thực sự - người ta trở nên tự do với
nó. Một cuộc sống chưa được sống - bạn không bao giờ có thể được tự do với nó.
Bạn có thể vào hang cốc, lên Himalayas, lên Tây Tạng - bạn có thể đi bất kì
đâu, nhưng bạn sẽ không bao giờ được tự do, và nỗi sợ bao giờ cũng sẽ có đấy.
Sợ hãi và tự do không thể
cùng tồn tại được. Khi tự do tới - và tự do chỉ tới khi bạn đã sống, đã nở hoa,
mọi thứ đều đầy đủ và kết thúc - thế thì bạn còn khao khát sống lâu hơn nữa làm
gì? Thậm chí đến một khoảnh khắc cũng chẳng cần. Thế thì nỗi sợ biến mất.
Tôn giáo của bạn dựa trên
sợ hãi. Trong thực tế nó không phải là tôn giáo. Nó là giả tạo, nó là rởm, nó
chỉ là lừa dối. Lão Tử không mang tính tôn giáo theo nghĩa bạn mang tính tôn
giáo hay bạn cảm thấy người khác mang tính tôn giáo. Lão Tử mang tính tôn giáo
theo một cách hoàn toàn khác. Phẩm chất của ông ấy là khác. Ông ấy đơn giản,
ông ấy sống một cách hồn nhiên khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia. Ông ấy cũng
không nói về Thượng đế - bởi vì để làm gì? Thượng đế không phải là một từ. Làm
sao bạn có thể nói về Thượng đế được? Lão Tử sống Thượng đế, Lão Tử không nói
về Thượng đế. Lão Tử tận hưởng Thượng đế, Lão Tử mở hội về Thượng đế, đấy không
phải là hiện tượng não bộ. Lão Tử nhảy múa. Lão Tử uống Thượng đế. Lão Tử sống
Thượng đế. Cho nên phỏng có ích gì mà nói về Thượng đế?
Đây là quan sát của tôi:
rằng mọi người bao giờ cũng nói về những điều họ không biết.
Có một câu chuyện Sufi:
Một nhà vua vĩ đại hay tới
một nhà tu khổ hạnh fakir, một người ăn xin huyền môn. Nhưng ông ấy ngạc nhiên
bởi vì bất kì khi nào ông ấy tới thì nhà huyền môn này lại nói về tiền bạc,
vương quốc, chính trị, còn nhà vua lại nói về Thượng đế, thiền, tôn giáo.
Thế là một hôm nhà vua nói,
"Ta xin lỗi, nhưng điều này ta không thể nào hiểu nổi. Ta tới đây để nói
về Thượng đế, tôn giáo, thiền, samadhi. Và điều này thật kì cục - rằng ta, một
con người của thế gian, tới nói về samadhi, chứng ngộ, còn ông, một người tôn
giáo - cứ giả sử là tôn giáo đi, bởi vì bây giờ ta có hoài nghi - bất kì khi
nào ta tới, ông bao giờ cũng nói về vương quốc và chính trị và tiền bạc và cả
nghìn thứ, nhưng bao giờ cũng về thế gian. Ông giải thích điều này thế
nào?"
Ông fakir cười. Ông ấy nói,
"Chẳng có gì để giải thích cả. Điều đó là đơn giản. Ông nói về những điều
ông không biết. Tôi nói về những điều tôi không biết. Điều đó là đơn giản. Sao
tôi lại phải nói về Thượng đế? Tôi biết mà. Sao ông lại phải nói về vương quốc?
Ông là vua. Ông biết mà. "
Lão Tử không nói về Thượng
đế, thậm chí không nhắc tới ngài, dù chỉ một lần. Ông ấy đã quên mất Thượng đế
rồi sao? Ông ấy chống lại Thượng đế sao? Không. Ông ấy sống Thượng đế một cách
toàn bộ đến mức ngay cả việc nhớ tới cũng sẽ là phạm thượng. Việc nói về Thượng
đế sẽ là nói về một hiện tượng sâu sắc thế, nó sẽ là phản bội.
Nói về Thượng đế sẽ là phản
bội, tôi nói với bạn vậy. Nó là một hiện tượng thân mật thế; nó là giữa ngài và
cái toàn thể. Cũng hệt như những người yêu không thích nói về tình yêu của họ.
Và những người nói về tình yêu của mình - bạn có thể chắc chắn họ không có cuộc
sống tình yêu. Tình yêu là hiện tượng thân mật tới mức không ai muốn nói về nó
cả. Các nhà thơ nói về nó bởi vì họ không biết. Họ viết ra các bài thơ, đấy là
tưởng tượng của họ - nhưng họ đã không biết. Những người yêu giữ im lặng. Những
người yêu không nói về tình yêu chút nào. Chẳng có gì để nói về nó cả - họ biết
nó. Và bởi việc biết nó mà họ cũng biết rằng không thể nào nói về nó được; điều
đó sẽ là phản bội. Lão Tử mang tính tôn giáo theo cách hoàn toàn khác.
Bây giờ các bạn thử đi vào
lời kinh này với tôi:
Đạo là mạch hổng,
mà dùng mãi không cạn,
Không thể dò được.
Cái hổng là một trong những
từ chủ chốt trong Lão Tử. Ông ấy nói đi nói lại về cái hổng. Cái hổng có nghĩa
là không gian; cái hổng có nghĩa là sự bao la; cái hổng có nghĩa là không thể
cạn kiệt được.
Bạn sống trong nhà, nhưng
khái niệm về nhà của bạn là các bức tường. Khái niệm của Lão Tử về nhà là không
gian bên trong, không phải là các bức tường. Ông ấy nói: Tường không phải là
nhà. Làm sao bạn có thể sống trong tường được? Bạn sống trong cái trống rỗng,
không trong tường. Cái hổng - đó mới là ngôi nhà thực. Nhưng khi bạn nghĩ về
ngôi nhà thì bạn nghĩ về cấu trúc bao quanh cái hổng đó. Đó là lí do tại sao
lâu đài và lều trông khác nhau đối với bạn. Điều đó không đúng cho Lão Tử - bởi
vì cái hổng là như nhau. Nếu bạn nhìn vào tường thì tất nhiên lều là lều và lâu
đài là lâu đài. Nhưng nếu bạn nhìn vào cái hổng bên trong nhất, là ngôi nhà
thật - bởi vì chỉ cái hổng mới có thể làm nhà cho bạn, không phải tường - thế
thì không có khác biệt giữa lều và lâu đài. Không có cái hổng giầu và không có
cái hổng nghèo: tất cả mọi cái hổng đều như nhau, chúng là bình đẳng. Nhưng có
bức tường giầu và bức tường nghèo.
Một khi bạn hiểu điều này,
thế thì nhiều điều sẽ trở thành có thể bởi vì đây là sự tương tự với tiềm năng
và ý nghĩa vô hạn. Khi bạn nhìn vào một người, bạn có nhìn vào thân thể không?
Thế thì bạn đang nhìn vào bức tường đấy. Đấy không phải là con người thật - con
người thật là cái hổng bên trong. Thân thể có thể đẹp, xấu, ốm, khoẻ, trẻ, già,
nhưng cái hổng bên trong bao giờ cũng là một. Thế thì bạn không nhìn vào thân
thể, thế thì bạn nhìn vào cái hổng bên trong.
Tại mọi nơi Lão Tử đều thấy
sự tương tự. Bạn đi ra chợ để mua chiếc bình đất hay bình vàng. Bình vàng khác
với bình đất - chỉ bức tường là khác nhau - nhưng chỗ hổng bên trong là như
nhau. Và khi người nghèo đi ra giếng và người giầu đi ra giếng - người giầu
mang bình vàng còn người nghèo mang bình đất - họ đi với cùng chỗ hổng đó. Họ
mang cùng nước và khi họ trút đầy bình, không phải các bức vách ngăn là được
dùng mà là chỗ hổng bên trong, cái trống rỗng bên trong.
Lão Tử nói: Nhìn vào cái
bên trong, đừng nhìn vào cái bên ngoài. Và cái hổng bên trong là bản thể của
bạn; cái hổng bên trong, cái trống rỗng bên trong là bản thể của bạn. Điều đó
nghĩa là bản thể của bạn là sự không hiện hữu, bởi vì từ "hiện hữu"
cho bạn cảm giác rằng cái gì đó có đó bên trong. Không, không có ai bên trong
cả - tất cả mọi cái ai đó đều là ở bên ngoài, bên trong là không ai cả, cái
hổng. Tất cả bản ngã đều chỉ trên bề mặt, bên trong là vô ngã. Ai có đó bên
trong? Một khi bạn biết, bạn sẽ cười, bạn sẽ nói rằng vấn đề là không liên
quan.
Không có ai cả, đích xác là
cái không - đó là lí do tại sao bạn bao la, đó là lí do tại sao bạn mang phẩm
chất của Brahma. Đó là lí do tại sao bạn không thể tìm thấy Thượng đế ở đâu cả
- bởi vì ông ấy là cái hổng của cái toàn thể còn bạn cứ đi tìm thân thể. Ai đó
đang tìm Krishna, ai đó đang tìm Christ, ai đó đang tìm Mahavira - tất cả đều
đi tìm thân thể. Không ai đi tìm cái hổng; bằng không thì bạn cần phải đi đâu?
Không gian bao quanh bạn từ mọi nơi. Đây là Thượng đế - không gian này: cái
không gian mà trong đó bạn được sinh ra, cái không gian mà trong đó bạn sống,
cái không gian mà trong đó bạn sẽ tan biến.
Cá được sinh ra trong biển,
cá sống trong biển, cá chết và tan biến trong biển. Cá không là gì ngoài nước
biển. Bạn đích xác hệt như vậy. Cái hổng bao quanh tất cả và cùng cái hổng đó
là ở bên trong. Làm sao có thể có hai kiểu cái hổng được? Không thể được. Cái
trống rỗng bao giờ cũng là một. Trong tội nhân tồn tại cùng cái hổng như trong
thánh nhân. Tội nhân có cái nhãn ở bên ngoài là tội nhân, thánh nhân có cái
nhãn bên ngoài là thánh nhân. Bạn cũng bị gắn với các bức tường; bạn không thấy
rằng tường là không có nghĩa.
Tại sao bạn gọi một người
là thánh nhân? - bởi vì người đó làm điều gì đó mà bạn gọi là tốt. Tại sao bạn
gọi một người là tội nhân? - bởi vì người đó làm điều gì đó mà bạn gọi là xấu.
Nhưng tất cả mọi việc làm đều là ở bên ngoài, mọi hành động đều ở bên ngoài,
chúng chỉ là bức vẽ trên tường. Nhưng cái hổng bên trong - cái hổng bên trong
liệu có thể trở nên không thuần khiết bởi hành động của bạn được không? Bạn có
thể làm cho cái trống rỗng thành không thuần khiết được không? Cái trống rỗng
đơn giản là trống rỗng. Làm sao bạn có thể làm cho nó thành thuần khiết hay
không thuần khiết được? Cái trống rỗng vẫn còn không bị động chạm tới. Nếu bạn
chém tôi bằng chiếc kiếm, thì bạn chém thân thể tôi nhưng không chém được tôi,
bởi vì "tôi" nghĩa là cái trống rỗng bên trong. Nếu tôi làm điều gì
đó thì tôi làm với bức tường, nhưng cái trống rỗng bên trong là người không
làm. Nhớ lấy sự tương tự này. Nó là từ khoá trong Lão Tử.
Đạo là mạch hổng,
mà dùng mãi không cạn,
Không thể dò được.
Nếu Đạo hay Thượng đế mà
không trống rỗng thế thì cái dụng của chúng không thể nào là không cạn được,
thế thì một ngày nào đó chúng sẽ bị cạn kiệt. Và Thượng đế có thể được gọi là
Thượng đế không nếu có thể bị cạn kiệt? Một ngày nào đó Thượng đế sẽ chết, nó
sẽ bị cạn kiệt. Nhưng trong tâm trí bạn, khái niệm về Thượng đế đã được tạo ra
như một người ngồi đâu đó trên trời và kiểm soát. Ngài không kiểm soát. Ngài
không phải là người. Trong thực tế ngài không phải là ông nào cả, và ngài cũng
không phải là bà nào cả.
Tất cả các từ của chúng ta
đều không liên quan bởi vì Đạo là cái hổng bao la, không gian bao la, cái trống
rỗng. Logic của bạn sẽ lập tức nảy sinh trong tâm trí: thế thì làm sao mọi thứ
có đó? Hỏi các nhà vật lí; bây giờ họ đã đi tới cùng hiểu biết như Lão Tử. Bây
giờ họ nói rằng chúng ta đi ngày một sâu vào trong vật chất, vật chất biến mất.
Cuối cùng nó biến mất hoàn toàn. Bây giờ chúng ta biết. Bên trong, nó là cái
hổng. Họ đã tìm về bản chất của vật chất; họ đã tìm vất vả nhưng bây giờ nó đã
tuột đi hoàn toàn, khỏi tầm nhìn của chúng ta - họ không thể thấy chỗ nó đã
biến mất. Họ đã tìm nó lần đầu tiên trong phân tử, thế rồi họ đi sâu hơn vào
nguyên tử, thế rồi họ chia nguyên tử ra và đi sâu hơn vào điện tử. Bây giờ vật
chất đã biến mất hoàn toàn - cái không. Vật chất là cái hổng. Ngay cả những bức
tường đá này cũng là cái hổng. Đó là lí do tại sao người Hindus gọi thế giới
vật chất là ảo tưởng: nó có vẻ rất vững chắc và bản chất mà bên trong mọi thứ
đều là hổng.
Bất kì khi nào bạn im lặng,
ngồi với đôi mắt nhắm quan sát bên trong, bạn sẽ cảm thấy tính hổng. Đừng hoảng
hốt. Các nhà vật lí đã săn đuổi vật chất và họ đã đi tới cái hổng, còn những
người thực sự tìm kiếm chiều hướng tâm linh thì cũng đi tới cái hổng. Thế thì
bạn trở nên hoảng sợ. Nếu vật chất là hổng, chẳng thành vấn đề, nhưng nếu bạn
cũng là hổng, cây tre hổng, bên trong chẳng có gì ngoài cái trống rỗng, bạn trở
nên sợ hãi. Nếu bạn trở nên sợ hãi, bạn sẽ níu bám lấy bức tường, và trong phân
tích cuối cùng thì bức tường cũng là hổng. Sự tồn tại này là cái trống rỗng bao
la, và đó là cái đẹp của nó.
Trong đêm bạn đi ngủ - giấc
mơ phát sinh từ cái không: giấc mơ đẹp, giấc mơ xấu, ác mộng làm bạn sợ đến
chết. Giấc mơ nảy sinh từ cái không và chúng có vẻ thật thế. Chúng có vẻ như
đích thực, nhưng khi mắt bạn mở ra vào buổi sáng, bạn không thể nào thấy chúng
ở đâu cả. Chúng tới từ đâu? Chúng đã nảy sinh từ đâu? Và bây giờ chúng đã biến
đi đâu? Bạn chưa bao giờ nghĩ về hiện tượng này của giấc mơ. Nếu nó có thể xảy
ra trong đêm, sao không xảy ra trong ngày?
Một trong các đệ tử của Lão
Tử, Trang Tử, một đêm đã mơ rằng mình đã biến thành bướm, dập dờn, bay giữa
những đoá hoa. Và sáng hôm sau khi tỉnh dậy ông ấy đã rất buồn.
Các đệ tử của ông ấy hỏi,
"Thưa thầy, có chuyện gì vậy? Chúng tôi chưa bao giờ thầy thầy buồn thế.
Chuyện gì đã xảy ra?"
Ông ấy nói, "Ta khó xử
quá. Ta đang trong thế tiến thoái lưỡng nan mà dường như bây giờ thì không thể
nào giải được."
Các đệ tử nói, "Chúng
tôi chưa bao giờ có bất kì vấn đề nào mà thầy không thể giải được. Thầy nói
xem, vấn đề gì vậy?"
Trang Tử nói, "Đêm qua
ta mơ rằng ta đã biến thành bướm, bay trong vườn, từ hoa nọ sang hoa kia.
"
Các đệ tử cười. Họ nói,
"Đây là giấc mơ, thưa Thầy! "
Trang Tử nói, "Hãy
hượm, để ta kể cho các ông toàn bộ câu chuyện. Bây giờ ta đang thức và ta bị
phân vân. Hoài nghi đã nảy sinh. Nếu Trang Tử có thể mơ rằng ông ta có thể biến
thành bướm, thì sao không có điều ngược lại? Bướm có thể mơ rằng nó đã biến
thành trang Tử. Bây giờ ai là ai đây? Ta là bướm đang mơ rằng mình đã biến
thành Trang Tử sao?"
Bởi vì nếu có thể xảy ra là
bạn có thể biến thành bướm trong giấc mơ, thế thì vấn đề là gì? Bướm ngủ đó
trong sáng nay, nghỉ ngơi, có thể mơ rằng nó là bạn. Và làm sao bạn biết mình
là ai? Nếu Trang Tử có thể biến thành bướm, thì sao bướm không thể biến thành
Trang Tử? Dường như không thể không có khả năng về điều đó.
Giấc mơ đêm tới từ cái
không và chúng có vẻ thực; vào ban ngày, giấc mơ tới từ cái không và chúng có
vẻ thực. Sự khác biệt duy nhất giữa đêm và ngày là: mơ đêm là riêng tư còn mơ
ngày là công cộng. Đó là khác biệt duy nhất. Trong giấc mơ đêm bạn không thể
mời bạn bè mình tới đó - nó là riêng tư. Trong giấc mơ ngày bạn có thể mời bạn
bè mình - nó là công cộng. Nếu có khả năng về mơ riêng tư thì cũng có khả năng
về mơ công cộng. Chúng ta ở đây. Nếu tất cả chúng ta đều đi ngủ, sẽ có nhiều
giấc mơ như có nhiều người ở đây: riêng tư. Không giấc mơ của người nào sẽ đi
vào giấc mơ của người khác. Chúng sẽ không va chạm với bất kì ai, và mọi người
sẽ quên mọi người khác; người đó sẽ sống trong giấc mơ của mình và trong thực
tại mơ của riêng mình. Thế rồi bạn thức. Bạn nhìn vào tôi và tôi đang nói với
bạn. Đây là giấc mơ công cộng, tất cả các bạn đều mơ cùng nhau. Đó là khác biệt
duy nhất.
Có khả năng cho thức tỉnh
lớn hơn - khi bạn thức tỉnh khỏi giấc mơ công cộng nữa. Đó là chứng ngộ là gì.
Thế thì bỗng nhiên toàn thể thế giới đều là maya. Đây là điều Lão Tử đang nói.
Đạo là mạch hổng,
mà dùng mãi không cạn,
Không thể dò được.
Nó là cái trống rỗng bao la
và mọi thứ đều nảy sinh từ nó và quay trở nó, rơi vào trong nó. Và nó là không
cạn bởi vì nó không có giới hạn.
Bạn có thể không nhận biết
rằng khái niệm về số không đã được phát minh, khám phá ra ở Ấn Độ, bởi vì Ấn Độ
đã trở nên nhận biết rằng mọi thứ bắt nguồn từ cái không, số không, rồi mọi thứ
rơi trở về trong cái không, số không. Toàn bộ cuộc hành trình là từ số không
tới số không. Cho nên Ấn Độ đã đặt ra khái niệm về số không, cinema. Và đó là
cơ sở cho mọi toán học - số không là cơ sở cho mọi toán học. Nếu số không bị
lấy đi thì toàn bộ cấu trúc của toán học sụp đổ. Với số không toàn bộ trò chơi
bắt đầu - bạn thêm một số không vào bên con số một, thế thì giá trị của không
là chín bởi vì ngay lập tức một trở thành mười. Chín được sinh ra từ số không ngay
lập tức. Bạn thêm hai số không vào một, giá trị là chín mươi chín, lập tức một
đã trở thành một trăm - từ số không toàn thể cấu trúc được dựng lên. Không có
số không, toán học biến mất, và không có toán học thì toàn bộ khoa học biến
mất.
Cho nên nếu bạn hỏi tôi,
thì số không là gốc rễ của mọi toán học và của mọi khoa học; bạn không thể nào
quan niệm nổi về một Einstein mà không có khái niệm về số không. Không, điều đó
là không thể được. Mọi máy tính sẽ dừng ngay lập tức nếu bạn vứt bỏ khái niệm
về số không, bởi vì không có số không thì chúng không thể làm việc được. Số
không dường như là điều bản chất nhất trong thế giới này. Và số không là gì? Số
không đơn giản là số không, cái không - nó là không thể vét cạn được. Bạn có
thể lấy nhiều thứ ra khỏi nó tuỳ ý. Nó có thể trở thành chín, nó có thể trở
thành chín mươi chín, nó có thể trở thành chín trăm chín mươi chín. Bạn cứ tiếp
tục đi và nó có thể trở thành bất kì cái gì bạn thích; nó là không đáy, không
thể dò được. Bạn không thể dò được nó. Số một bị giới hạn. Nó có giới hạn, nó
có giá trị cố định cho nó. Số hai là bị giới hạn - tất cả chín con số đều bị
giới hạn, chỉ số không là hiện tượng vô hạn. Trong thực tế chín chữ số không
thể vận hành được nếu thiếu nó. Chúng đều bắt nguồn từ nó, chúng trưởng thành
từ nó. Toàn bộ sự tồn tại này bắt nguồn từ số không, cái hổng.
Tại sao có nhấn mạnh này
vào tính hổng? Nó không phải là học thuyết triết học, nhớ lấy, nó đơn giản là
sự tương tự - Lão Tử đang cố gắng chỉ ra cho bạn điều gì đó. Ông ấy đang cố
gắng chỉ ra cho bạn rằng chừng nào bạn còn chưa trở thành cái hổng thì bạn sẽ
còn khổ, bởi vì tính hổng mới là thực tại của bạn. Với cái không thực, bạn sẽ
khổ.
Và đó là ý nghĩa của thiền:
trở thành cái hổng, trống rỗng bên trong. Thậm chí không một ý nghĩ trôi nổi - không
nội dung, chỉ là không gian. Bỗng nhiên mọi khổ đã biến mất, bởi vì khổ tồn tại
trong các ý nghĩ; cái chết đã biến mất bởi vì cái chết tồn tại trong các ý
nghĩ; quá khứ đã biến mất bởi vì toàn bộ gánh nặng được mang qua ý nghĩ; tham
vọng biến mất bởi vì làm sao bạn có thể tham vọng được mà không có ý nghĩ? Làm
sao bạn có thể điên mà không có ý nghĩ nào? Bạn đã bao giờ thấy người điên nào
mà không có ý nghĩ nào không? Trong thực tế, người điên là người điên bởi vì
người đó có quá nhiều ý nghĩ và người đó không thể nào giữ chúng với nhau: một
đám đông toàn thể... quá nhiều không thể chịu nổi. Người điên là người suy nghĩ
lớn lao. Đó là rắc rối của người đó: người đó nghĩ quá nhiều, và người đó nghĩ
theo nhiều chiều cùng nhau. Trong chiếc xe của mình, theo đủ mọi hướng, ngựa
đều bị đóng cương và người đó đi theo đủ mọi hướng, và người đó không thể nào
dừng được bởi vì người đó không hiện hữu. Người đó bị phân chia, phân mảnh tới
mức người đó không có.
Chỉ cái hổng mới có thể
không bị phân chia. Bạn có thể phân chia cái hổng được không? Mọi thứ đều có
thể bị phân chia - bất kì cái gì là chất liệu đều có thể bị phân chia. Cái ngã
có thể bị phân chia, chỉ vô ngã mới không thể bị phân chia. Đó là lí do tại sao
khi Phật đạt tới chứng ngộ tối thượng của mình thì ông ấy đã đặt ra một từ là
phát minh riêng của ông ấy: từ anatta. Nó chưa bao giờ tồn tại trước ông ấy.
Anatta nghĩa là vô ngã. Anatta nghĩa là anatma. Anatta nghĩa là bạn không hiện
hữu. Anatta nghĩa là không hiện hữu, bạn không có. Anatta nghĩa là cái không,
cái hổng.
Sự tương tự là để chỉ ra
cái gì đó: trở thành cái hổng, là cái hổng. Nhưng toàn bộ giáo huấn, ước định
của xã hội chống lại nó. Tại phương Tây họ nói rằng nếu bạn trống rỗng, bạn sẽ
trở thành xưởng của quỉ. Tâm trí trống rỗng là xưởng của quỉ. Điều này là ngu
xuẩn, cực kì ngu xuẩn, bởi vì tâm trí trống rỗng không bao giờ có thể là xưởng
của quỉ được. Nếu nó thực sự trống rỗng, bỗng nhiên chỉ Thượng đế mới có đó và
không cái gì khác cả, bởi vì Thượng đế là cái hổng. Quỉ đầy những ý nghĩ, nó chưa
bao giờ trống rỗng cả. Quỉ có tâm trí; Thượng đế không có tâm trí. Bạn có thể
trở thành xưởng của quỉ - bạn càng nghĩ nhiều, bạn càng trở thành xưởng đó
nhiều hơn! Nếu bạn không nghĩ chút nào, làm sao bạn có thể trở thành xưởng của
quỉ được? Quỉ không thể nào đi vào trong cái hổng được, nó sẽ sợ chết - bởi vì
đi vào trong cái trống rỗng là chết. Nó có thể đi vào trong bạn chỉ nếu có
nhiều ý nghĩ - thế thì nó có thể ẩn trốn trong đám đông, thế thì nó cũng có thể
trở thành một ý nghĩ trong bạn.
Tâm trí trống rỗng là tâm
trí của Thượng đế - nó là vô trí. trở thành cái hổng đi, ngồi như cây tre hổng.
Đi như cái hổng, sống như cái hổng, làm bất kì cái gì bạn phải làm nhưng làm nó
cứ dường như bạn là cái hổng bên trong. Thế thì nghiệp sẽ không đụng tới bạn chút
nào; thế thì hành động của bạn sẽ không trở thành gánh nặng cho mình; thế thì
bạn sẽ không bị dính líu bởi vì cái hổng không thể bị dính líu được.
Thần hang không chết.
Thần hang là thần của cái
hổng. Hang động thung lũng là gì? - nó là một thứ hổng. Đi lên đồi núi, bạn sẽ
thấy hai thứ: đỉnh núi - đầy những đá, chất đầy, và hang động - trống rỗng.
Thần của hang động là thần của cái trống rỗng. Đỉnh cao tới rồi đi, hang động
còn - bạn không thể phá huỷ cái không được. Cái gì đó bao giờ cũng có thể bị
phá huỷ. Nếu bạn là cái gì đó, bạn sẽ phải được sinh ra và chết đi, lặp lại.
Nếu bạn là cái không, thế thì làm sao bạn có thể bị phá huỷ được? Làm sao bạn
có thể được tạo ra? Bạn đơn giản biến mất khỏi thế giới của hình dạng vào thế
giới vô hình dạng; hang động có nghĩa là thế giới vô hình dạng.
Thần hang không chết.
Nên gọi mẹ nhiệm mầu.
Đây tất cả đều là sự tương
tự. Đàn bà là hang động, đàn ông là đỉnh núi. Đàn ông đi vào đàn bà, đàn bà đơn
giản cho phép. Đàn ông là năng nổ, đàn bà là tiếp nhận. Đàn ông cố gắng làm,
đàn bà đơn giản chờ đợi mọi sự xảy ra.
Nên gọi mẹ nhiệm mầu.
Những lời này phải được
hiểu - mẹ nhiệm mầu - bởi vì với Lão Tử đó là điều tối thượng. Lão Tử cảm thấy
rằng bản chất của sự tồn tại giống đàn bà nhiều hơn là đàn ông, bởi vì đàn ông
ra đời từ đàn bà, đàn bà cũng ra đời từ đàn bà. Đàn ông thậm chí có thể bị bỏ
đi nhưng đàn bà thì không thể bị bỏ đi được. Đàn bà dường như là một phần tử cơ
sở. Đàn ông là sự phát triển ra từ đó. Đàn bà dường như cơ sở hơn, tự nhiên
hơn; đàn ông có cái gì đó phi tự nhiên về mình. Nếu bạn hỏi các nhà sinh vật,
họ nói rằng đàn ông có sự không quân bình sâu sắc trong sinh học của mình; đàn
bà là đối xứng, quân bình. Đó là lí do tại sao cô ấy trông đẹp hơn và tròn
trĩnh hơn. Đàn ông có góc cạnh, đàn bà không có góc cạnh. Đàn bà là hiện tượng
quân bình hơn, đó là lí do tại sao cô ấy chưa bao giờ cố gắng phát minh ra cái
gì đó, tạo ra cái gì đó, đi đâu đó - không, cô ấy chưa bao giờ đi. Đàn ông bao
giờ cũng đi. Anh ta phải là cái gì đó để chứng tỏ rằng mình hiện hữu; anh ta
không thể đơn giản chấp nhận bản thân mình. Anh ta không thể đơn giản hiện hữu
và vui sướng. Anh ta phải đi lên mặt trăng, và anh ta phải đi lên đỉnh Everest,
và anh ta phải làm cái gì đó. Một sự mất quân bình sâu sắc có đó, anh ta không
thể đơn giản ngồi và hiện hữu. Anh ta trở thành một người thám hiểm, nhà khoa
học. Đàn bà đơn giản tận hưởng việc hiện hữu, cô ấy hạnh phúc với những việc
nhỏ, cô ấy không khao khát mặt trăng. Và mọi đàn bà đều nghĩ việc đó ngu xuẩn
làm sao: Sao bạn đi lên mặt trăng? Bạn cứ hỏi vợ các nhà du hành vũ trụ, họ đơn
giản không thể nào tin vào điều đó được. Tại sao? Tại sao đi vào nguy hiểm và
cái chết một cách không cần thiết? Cái gì sai trong hiện hữu ở đây?
Đàn ông là kẻ lang thang,
du mục. Nếu thế giới bị bỏ cho đàn ông thì sẽ không có nhà cửa, chỉ lều trại là
nhiều nhất. Và anh ta sẽ cứ di chuyển hết chỗ nọ tới chỗ kia. Anh ta không thể
ở một chỗ được, một cái gì đó sâu bên trong anh ta cứ buộc anh ta phải đi. Anh
ta không quân bình; không quân bình này là điên khùng của anh ta. Nhìn đàn bà
mà xem. Cô ấy quân bình. Nhu cầu của cô ấy nhỏ bé thôi: ai đó để yêu, ai đó để
được yêu, thức ăn, chỗ ở, chút ít hơi ấm xung quanh, gia đình - kết thúc. Thế
thì cô ấy chẳng lo nghĩ về cái gì cả. Không phụ nữ nào tạo ra khoa học, không phụ
nữ nào sáng lập ra tôn giáo. Mọi người tới tôi và hỏi tại sao mọi tôn giáo đều
do đàn ông tạo ra. Bởi vì đàn ông căng thẳng, anh ta phải làm điều gì đó này
khác. Nếu anh ta trở nên thất vọng với thế giới này, anh ta bắt đầu làm cái gì
đó với thế giới khác, nhưng anh ta phải làm. Anh ta chưa bao giờ ở đây và bây
giờ, anh ta không thể nào ở đây và bây giờ được.
Lão Tử thấy sự tương tự này
rằng bản chất của sự tồn tại mang nhiều nữ tính hơn, nó quân bình hơn. Nhìn
cây, nhìn chim đang hót, nhìn sông đang chảy, nhìn vào khắp xung quanh và quan
sát - bạn sẽ thấy nhiều phần nữ tính ở mọi nơi. Mọi thứ đều dường như hoàn hảo
vào khoảnh khắc này. Cây không lo nghĩ về tương lai, chim không lo nghĩ về
tương lai, sông đơn giản chảy một cách lười biếng thế, im lặng thế - cứ dường
như chúng không di chuyển chút nào. Chẳng cái gì dường như vội vã cả.
Đó là lí do tại sao điều đó
xảy ra hàng ngày: đàn ông cứ bóp còi xe trên phố còn đàn bà cứ nói từ trên cửa
sổ, "Em xuống ngay đây. Một phút thôi." Đàn bà không bị căng thẳng về
thời gian. Họ có đồng hồ đeo tay, nhưng chúng là đồ trang sức - chúng không
thực là đồng hồ. Họ không có bất kì căng thẳng thời gian nào bởi vì họ không
vội vã. Căng thẳng thời gian nảy sinh từ vội vã và tất bật - mọi thứ đều run
rẩy và mọi thứ đều lâm nguy, cứ dường như một phút chậm trễ và mọi thứ sẽ mất.
Và nếu bạn hỏi người đàn ông, "Anh đi đâu đấy?" thì anh ta sẽ nhún
vai - giống như trong phim, nhưng cứ bóp còi dường như cái gì đó lớn lao. Lại
một kinh nghiệm sống đang sắp bị bỏ lỡ. Và đàn bà thì cứ nói...
Có lần tôi thậm chí đã nghe
nói về một phụ nữ. Tôi đang ngồi với người chồng trong xe hơi, và thực sự chúng
tôi sắp bị muộn rồi còn anh chồng rất lo lắng. Trong thực tế anh ta chẳng cần
phải lo nghĩ, anh ta không nên lo nghĩ, bởi vì đấy là cuộc hẹn gặp của tôi chứ
không phải của anh ấy. Tôi sắp bị muộn. Nhưng anh ấy bấm còi, và anh ấy rất lo
nghĩ, vã mồ hôi và rủa vợ. Còn cô vợ - hai hay ba lần cô ta nói, "Em tới
ngay đây" - nhưng việc trang điểm của cô ấy vẫn chưa xong. Nó chẳng bao giờ
xong cả. Bằng cách nào đó bao giờ cô ấy cũng tới, nhưng việc trang điểm chẳng
bao giờ hoàn chỉnh, nhiều thứ có thể đã được làm. Cô ấy thấy thoải mái với
gương thế, với chính bản thân cô ấy - cô ấy thoải mái thế. Đó là thế giới của
cô ấy. Thế rồi người vợ phát bực mình, và cô ấy từ cửa sổ nhìn xuống và nói,
"Em đã bảo anh cả nghìn lần rằng một phút nữa em sẽ xuống!" Một nghìn
lần! Bạn thậm chí không thể nói được "Tôi đang tới" một nghìn lần
trong một phút.
Không căng thẳng thời
gian... thế giới chuyển động không có căng thẳng thời gian nào. Đồng hồ treo
tường và đồng hồ để bàn không tồn tại cho cây cối và dòng sông và núi non - đấy
là thế giới vô thời gian.
Con người tồn tại với thời
gian, với lo nghĩ. Sâu bên dưới lo nghĩ dường như là mang tính dục: lo nghĩ về
việc đạt tới cực thích trong dục. Bất kì khi nào đàn ông làm tình với đàn bà,
anh ta đều lo nghĩ liệu anh ta có khả năng làm điều đó hay không, lo nghĩ liệu
mình có khả năng thoả mãn cho người đàn bà hay không, lo nghĩ liệu mình có khả
năng chứng minh rằng mình là đàn ông hay không. Lo nghĩ: run rẩy bên trong,
trong vội vã để chứng tỏ bằng cách nào đó, và đó là lí do tại sao anh ta bỏ lỡ.
Xuất tinh có đó như cực thích - không. Cực thích là một hiện tượng khác: nó xảy
ra chỉ khi bạn không lo nghĩ, nó xảy ra chỉ khi bạn không là người đạt tới, nó
xảy ra chỉ khi bạn không đạt tới cái gì đó, nó xảy ra trong thảnh thơi sâu sắc,
nó xảy ra chỉ khi bạn không trong kiểm soát - mà tự nhiên nắm quyền kiểm soát.
Thế thì toàn bộ thân thể bạn rung động với phúc lạc chưa biết. Thế thì mọi tế
bào của thân thể bạn mở hội trong cực lạc toàn bộ; thế thì nó là điều thiêng
liêng.
Nhưng con người lo nghĩ, và
lo nghĩ dục đó là nguyên nhân gốc rễ của mọi lo nghĩ. Thế thì ở mọi nơi người
đó cố gắng chứng tỏ bản thân mình.
Không cần phải chứng tỏ bản
thân mình. Bạn hiệu hữu. Bạn hoàn hảo. Không đàn bà nào lo nghĩ về việc chứng
tỏ; cô ấy cứ coi như là mình hoàn hảo. Cô ấy sống theo cách rất thảnh thơi.
Nhiều người chồng tới tôi và bao giờ phàn nàn của họ cũng là ở chỗ vợ họ lười
nhác. Họ không lười; họ đang tận hưởng đấy! Dù bất kì trường hợp nào, họ cũng
không vội vã. Nhưng theo cách so sánh thì họ có vẻ lười.
Lão Tử nói bản chất của sự
tồn tại như giống cái, nhiều nữ tính hơn. Và sự tương tự này là đẹp. Ông ấy
không nói rằng sự tồn tại là giống cái - nhớ điều này. Đây không phải là logic,
ông ấy không ủng hộ phong trào giải phóng - không. Ông ấy đơn giản nêu ra sự
tương tự.
Đàn ông có thể cũng mang nữ
tính. Vị phật mang nữ tính, một Lão Tử mang nữ tính, một Jesus mang nữ tính.
Thế thì ông ấy sống, ông ấy sống trong khoảnh khắc, không vội vã; ông ấy tận
hưởng sự không vội vã.
Jesus nói với đệ tử của ông
ấy: Nhìn vào hoa loa kèn trên cánh đồng. Chúng đẹp làm sao! Ngay cả Solomon
trong niềm vinh quang của mình cũng không đẹp thế. Nhưng bí mật của hoa loa kèn
là gì? - chúng chỉ nở hoa đây đó. Điều gì sẽ xảy ra khoảnh khắc tiếp không phải
là mối lo; khoảnh khắc tiếp chưa đi vào ý thức của chúng.
Con người có thể sống trong
sự tồn tại nữ tính - thế thì người đó trở thành nhà huyền môn. Đó là cách duy
nhất. Cho nên mọi nhà huyền môn đều trở nên nữ tính theo cách nào đó. Và họ là
những người tôn giáo thực sự, không phải là người sáng lập ra tôn giáo.
Nhớ lấy, đây là khác
biệt.... Phật không là người sáng lập ra Phật giáo - không. Đệ tử của ông ấy là
người sáng lập. Jesus không phải là người sáng lập ra Ki tô giáo - không. Các
đệ tử của ông ấy, họ là người sáng lập. Mahavira không phải là người sáng lập
ra Jaina giáo. Gautam, đệ tử của ông ấy, người là một học giả và bác học vĩ
đại, là người sáng lập. Đây mới là những người sáng lập.
Bản thân Jesus mang nữ
tính. Để biểu lộ điều này, ở Ấn Độ chúng ta chưa bao giờ vẽ các avatars,
tirthankaras, chư phật có râu và ria - không - chỉ để chỉ ra điều này rằng họ
mang nữ tính. Bạn đã bao giờ thấy Ram có ria chưa? Krishna mang râu? Không phải
là họ bằng cách nào đó bị thiếu hoóc môn. Họ không phải là người mang loại dục
thứ ba. Họ là đàn ông; có râu. Nhưng đây chỉ là sự tương tự. Chúng ta đã vứt bỏ
râu để chỉ ra rằng họ đang trở thành nữ tính: nhà huyền môn nữ tính đã đi vào
trong sự hiện hữu. Họ tồn tại mà không vội vã gì, họ tồn tại không như đàn ông
căng thẳng mà như đàn bà không căng thẳng, và bạn có thể cảm thấy xung quanh họ
hơi ấm nữ tính, cái tròn trĩnh của vị phật.
Thần hang không chết.
Nên gọi mẹ nhiệm mầu.
Cửa của mẹ nhiệm mầu
Gốc rễ của đất trời.
Cửa của mẹ nhiệm mầu
Gốc rễ của đất trời...
Và nếu bạn có thể tìm thấy
chìa khoá để mở cánh cửa của mẹ nhiệm mầu thì bạn đã mở được cánh cửa của sự
tồn tại. Mọi người phải đi vào cánh cửa đó không căng thẳng, quân bình, thoả
mãn, hài lòng - đó là bí mật của việc hiện hữu nữ tính.
Khi tôi nói điều này, có
hai khả năng hiểu lầm: đàn bà có thể hiểu lầm và nghĩ rằng họ chẳng có gì phải
làm cả; đàn ông có thể hiểu lầm và nghĩ rằng Lão Tử này không nói cho họ.
Không, đấy là cho các bạn, cả hai. Nhưng nhớ... đàn bà không phải là thuần đàn
bà, bản thân họ đã làm mất mẹ nhiệm mầu. Họ phải tìm lại nó lần nữa. Tất nhiên
là họ tìm nó lần nữa dễ dàng hơn là đàn ông, bởi vì đàn ông đã đi xa xôi. Và
đừng nghĩ rằng nếu bạn là đàn ông thì Lão Tử không nói cho bạn - ông ấy đặc
biệt nói cho bạn đấy, bằng không thì bạn sẽ đi ngày một xa hơn khỏi sự tồn tại
và cực lạc của cuộc sống. Mọi người đều phải quay trở về với mẹ; đó là mẹ nhiệm
mầu.
Bạn được sinh ra từ bụng
mẹ, và bạn phải tìm ra bụng mẹ lần nữa trong sự tồn tại. Nếu bạn có thể tìm
thấy bụng mẹ lần nữa trong sự tồn tại, cùng hơi ấm đó, cùng cuộc sống đó, cùng
tình yêu đó trong sự tồn tại - thế thì sự tồn tại trở thành gia đình bạn, mẹ
bạn.
Người Hindus khá hơn khi họ
gọi thượng đế của mình là "mẹ" - mẹ Kali - so với người Ki tô giáo và
người Mô ha mét giáo và người Do Thái giáo, người cứ gọi thượng đế của mình là
"cha." Cả ba tôn giáo này đều hướng đàn ông, đó là lí do tại sao họ
bạo hành thế. Người Mô ha mét giáo và người Ki tô giáo đã giết chết nhiều
người, họ đã từng là thảm hoạ trên trái đất. Họ đã từng giết người. Nhân danh
tôn giáo họ đã chỉ giết chóc mà không làm gì khác. Đây là tôn giáo hướng đàn
ông.
Phật giáo đã không giết
người, Jaina giáo đã không giết người, bởi vì họ ngày càng nghiêng về mẹ nhiệm
mầu. Và bạn không thể nào phàn nàn chút gì về Lão Tử được, với ông ấy không tồn
tại tôn giáo có tổ chức. Một khi tôn giáo trở thành có tổ chức, bạo hành đi vào
trong nó. Tổ chức sẽ thành bạo lực, nó phải tranh đấu theo cách của nó, nó nhất
định trở thành nam tính. Tổ chức mang nam tính; tôn giáo mang nữ tính.
Tôi đã nghe một giai thoại
rằng vài đệ tử của quỉ rất lo nghĩ và nói với quỉ, "Sao thầy cứ ngồi ở đây
thế? Toàn bộ công việc của chúng ta đang lâm nguy. Một người đã trở thành phật,
chứng ngộ. Chúng ta phải làm điều gì đó, bằng không thì người đó sẽ làm biến
đổi mọi người - và thế giới của chúng ta sẽ thành sa mạc, và ai sẽ xuống địa
ngục? Làm ngay điều gì đó đi! Không được để mất thời gian. Một người đã trở
thành phật rồi!"
Quỉ nói, "Chớ có lo
nghĩ. Ta làm việc qua các đệ tử. Ta đã gửi vài tên đi rồi, các đệ tử đang trên
đường. Chúng sẽ bao quanh người kia. Chúng sẽ tạo ra tổ chức. Và không cần phải
lo nghĩ: tổ chức sẽ làm mọi điều mà chúng ta không thể làm được, và chúng bao
giờ cũng làm điều đó tốt hơn. Ta đã biết điều đó qua lịch sử. Ta sẽ tạo ra nhà
thờ... và ta sẽ không dính líu chút nào vào nó. Trong thực tế, chúng làm việc
đó theo cách của chúng. Ta chỉ đơn giản động viên và giúp đỡ."
Một khi giáo hoàng có đó,
thì Christ bị lãng quên; một khi nhà thờ có đó, thì Phật bị giết và sát hại.
Bao giờ cũng vậy tôn giáo đứng trên xác của vị phật.
Đây là những điều tương tự.
Đàn bà có thể đạt tới mẹ nhiệm mầu một cách dễ dàng; đó là lí do nhiều đàn bà
trở nên bị hấp dẫn tới tôn giáo. Họ không tạo ra tôn giáo - nhưng nhiều đàn bà,
gần gấp bốn lần đàn ông, trở nên quan tâm tới tôn giáo. Trong số các đệ tử của
Mahavira, bốn mươi nghìn người là đàn bà và mười nghìn người là đàn ông; và tỉ
lệ cũng là như vậy với các đệ tử của Phật. Bạn vào bất kì nhà thờ nào và bất kì
đền chùa nào và đếm mà xem - bạn bao giờ cũng thấy bốn đàn bà so với một đàn
ông, và một người đó có thể tới chỉ bởi vì người vợ đã tới; anh ta có thể không
thực ở đó.
Đàn bà có thể trở nên dễ
hoà hợp hơn; họ là người mẹ, họ có bản tính gần hơn. Đàn ông sẽ thấy có khó
khăn chút ít để quay lại; anh ta có sự tham dự, cam kết, đầu tư vào trong lo
lắng và căng thẳng. Cho dù anh ta có tới, anh ta sẽ tạo ra lo lắng quanh tôn
giáo.
Đây là quan sát của tôi:
phụ nữ tới tôi - nếu họ buông xuôi, họ buông xuôi toàn bộ. Thế thì họ đơn giản
bắt đầu trưởng thành.
Đàn ông tới tôi - nếu họ
buông xuôi, họ không thể buông xuôi hoàn toàn được - một phần họ bao giờ cũng
giữ lại. Và khi bạn buông xuôi nửa vời, đấy không phải là buông xuôi chút nào.
Thế rồi họ thiền, nhưng thế thì việc thiền trở thành sự lo lắng. Và họ tới và
họ nói, "Bây giờ thiền này đang tạo ra lo lắng. Tôi không thể ngủ được.
Tôi thường xuyên nghĩ về nó - làm sao cho nó xảy ra, làm sao tôi quản lí được
nó."
Điều đó không phải là việc
quản lí. Bạn không thể quản lí nó được. Bạn phải trong buông bỏ, buông bỏ lớn
lao. Điều đó là khó đối với đàn ông; anh ta bị khép vào kỉ luật cho sự lo lắng,
bị huấn luyện để căng thẳng. Từ chính thời thơ ấu, xã hội đã buộc đàn ông trở
thành đàn ông - hung hăng, bạo hành, bao giờ cũng đạt tới cái gì đó, tham vọng.
Nếu chúng bắt đầu chơi búp bê thì bố mẹ nói, "Sao vậy? Con làm gì vậy? Con
có ẻo lả không đấy? Cái này là dành cho con gái, không cho con trai. Chuyện gia
đình là cho con gái; chơi búp bê là dành cho con gái, không cho con trai."
Chúng phải bước ra, và tranh đấu theo cách của mình để vào cuộc sống. Chúng
phải vật lộn - điều đó dành cho chúng.
Nếu gia đình là dành cho
con gái thế thì việc ở nhà cũng sẽ dành cho con gái. Thế thì bạn không bao giờ
ở nhà cả; và ở nhà là thiền.
Dằng dặc, dằng dặc,
Dường như còn hoài.
Kéo ra từ nó
Dùng hoài không hết.
Mẹ nhiệm mầu, thần hang,
cái hổng -
Dằng dặc, dằng dặc,
Dường như còn hoài.
- nó bao giờ cũng có đó -
Kéo ra từ nó
Dùng hoài không hết.
Và nó làm bạn thành toàn
bộ, nó rót đầy bạn với sự thoải mái, như ở nhà. Thảnh thơi tới với bạn.
Nhìn vào sự tồn tại không
phải như cuộc vật lộn; mà như sự tận hưởng; nhìn vào sự tồn tại không như cuộc
chiến, xung đột, mà như lễ hội - và cái vô hạn là lễ hội, cái vô hạn là khả
năng của phúc lạc - phúc lạc theo phúc lạc.
Dằng dặc, dằng dặc,
Dường như còn hoài.
Kéo ra từ nó
Dùng hoài không hết.
Xem tiếp Chương 4 - Quay về Mục lục