Osho - Đạo: Ba Kho Báu (Tập 1)
Chương 10: Trí huệ và hiểu biết
Câu hỏi thứ nhất:
Trí huệ và hiểu biết có
tăng dần lên không hay chúng tới như sự bùng nổ?
Việc hiểu biết không bao
giờ tới, cả như hiện tượng bất thần lẫn dần dần, bởi vì nó bao giờ cũng có đó.
Bạn có nó ngay từ bây giờ. Nó sẽ không xảy ra đâu đó trong tương lai. Bạn đang
mang nó bên trong mình, hệt như hạt mầm mang cây, người đàn bà mang đứa con.
Bạn đang mang nó ngay bây giờ. Bây giờ điều đó phụ thuộc vào bạn: nếu sự mãnh
liệt của bạn là toàn bộ thì bạn sẽ đạt tới nó một cách bất thần, nếu sự mãnh
liệt của bạn không toàn bộ thì bạn sẽ đạt tới nó dần dần theo các bước. Nhưng
hiểu biết không bao giờ tới với bạn - bạn là việc hiểu biết. Chứng ngộ không
phải là cái gì đó xảy ra cho bạn - bạn là chứng ngộ.
Nhớ lấy điều này; thế thì nó
là chọn lựa, chọn lựa của bạn. Nếu bạn ham muốn nó một cách toàn bộ, trong ngọn
lửa của ham muốn toàn bộ đó tất cả mọi cái che phủ việc hiểu biết đó đều bốc
cháy; bỗng nhiên ngọn lửa có đó. Nhưng điều đó là tuỳ bạn. Việc xảy ra dần dần
hay xảy ra bất thần không phải là một phần của bản chất của chứng ngộ.
Đừng ném trách nhiệm đi,
đấy là cách mọi người tạo ra triết lí và trường phái. Tại Nhật Bản tồn tại hai
trường phái Thiền: một trường phái tin vào đốn ngộ, trường phái kia tin vào
tiệm ngộ - dường như có phẩm chất của chứng ngộ, dường như chúng thuộc vào
chứng ngộ. Chúng không thuộc vào chứng ngộ. Chứng ngộ bao giờ cũng có đó; nó là
để cho bạn chọn. Nếu ham muốn của bạn là toàn bộ thì thậm chí không mất đến một
khoảnh khắc. Nhưng nếu ham muốn của bạn là không toàn bộ thì điều đó có nghĩa
là bản thân bạn không sẵn lòng cho nó xảy ra ngay bây giờ. Bạn muốn trì hoãn
nó, bạn muốn nó ngày mai, ngày nào đó. Thế thì bạn cứ giở thủ đoạn.
Nếu bạn thực sự chân thành
thì không có lỗ hổng thời gian, nó có thể xảy ra ngay chính khoảnh khắc này.
Thậm chí không đến một khoảnh khắc bị mất, bởi vì nó đã là hoàn cảnh rồi. Người
ta chỉ phải nhìn vào bên trong. Nhưng nếu bạn không muốn nó ngay bây giờ thế
thì bạn có thể chờ đợi hàng nghìn năm.
Tôi muốn kể cho bạn một câu
chuyện cổ. Chuyện xảy ra ở Ceylon.
Có một bậc thầy Phật giáo
vĩ đại, người dạy cho các đệ tử của mình trong gần tám mươi năm. Khi ông ấy một
trăm hai mươi tuổi một hôm ông ấy nói, "Bây giờ, ta sẽ chết sau bảy
ngày." Cho nên hàng nghìn đệ tử của ông ấy đã tụ tập cho lần gặp cuối, để
gặp thầy lần cuối.
Ông già này, trước khi nhắm
mắt và tan biến vào bên trong, đã hỏi họ, "Có ai muốn đi cùng ta không?
Nếu ai muốn niết bàn, chứng ngộ, ngay bây giờ, thế thì người đó đơn giản giơ
tay lên và điều đó sẽ tiến hành."
Mọi người biết rằng ông ấy
là ông già của lời nói, và ông ấy không đùa. Ông ấy chưa bao giờ đùa trong cả
đời mình, ông ấy là người trang nghiêm. Ông ấy ngụ ý điều ông ấy nói. Họ bắt
đầu nhìn nhau - hàng nghìn người và không một cánh tay giơ lên.
Một người đứng dậy và người
đó nói, "Xin đừng hiểu lầm con. Con không muốn đi cùng thầy ngay bây giờ
bởi vì có nhiều điều còn cần phải làm. Con có nhiều điều cần phải hoàn thành,
nhiều điều phải trải qua, nhiều nghiệp phải được tính tới. Do vậy mà con chưa
sẵn sàng cho điều đó, nhưng một ngày nào đó con sẽ muốn được chứng ngộ. Thầy có
thể nêu cho vài hướng dẫn được không? - bởi vì thầy sẽ không còn ở đây
nữa."
Và thầy thì đã trao những
hướng dẫn chủ chốt trong cả đời mình, trong suốt tám mươi năm. Vậy mà họ vẫn
muốn điều gì đó được nói về nó để cho họ có thể trì hoãn và lập kế hoạch và
nghĩ về tương lai. Và thầy già đã sẵn sàng. Nếu ai đó đã sẵn sàng thì thầy sẵn
sàng đưa người đó đi cùng mình. Nhưng chẳng ai sẵn sàng cả.
Mọi người đều tinh ranh,
bởi vì tâm trí tinh ranh. Và cái tinh ranh lớn nhất của tâm trí là ở chỗ nó bao
giờ cũng ném trách nhiệm lên cái gì đó khác. Nếu chứng ngộ là dần dần thế thì
bạn có thể làm được gì? Chẳng cái gì có thể được làm cả; nó là dần dần, nó sẽ
mất thời gian dài. Nếu chứng ngộ là bất thần thế thì tại sao nó lại không xảy
ra cho bạn đi? Bạn sẽ hỏi, "Thế thì tại sao nó lại không xảy ra cho tôi
nếu nó là bất thần? Không, nó không thể là bất thần được. Nhưng nếu nó là bất
thần và không có nhu cầu làm điều gì đó để nó xảy ra, thế thì cái gì có thể
được làm? Tôi sẽ đợi - bất kì khi nào nó xảy ra thì nó xảy ra."
Bạn đơn giản muốn trốn
thoát khỏi trách nhiệm của việc chọn lựa riêng của mình. Sartre đã nói một điều
thực là hay. Ông ấy nói, "Con người được tự do chọn lựa nhưng con người
không tự do không chọn lựa." Bạn có thể chọn một con đường nhưng đừng bị
lừa - bạn không có tự do không chọn lựa, bởi vì ngay cả khi bạn nghĩ bạn không
chọn lựa thì bạn lại chọn cái đối lập.
Một người tới tôi và anh ta
nói, "Tôi chưa sẵn sàng mang tính sannyas. Tôi sẵn sàng bẩy mươi phần
trăm, tám mươi phần trăm, nhưng hai mươi phần trăm tôi không sẵn sàng, cho nên
làm sao tôi có thể nhận tính chất sannyas được? Tôi không toàn bộ."
Thế là tôi nói, "Thôi
được. Nhưng dầu vậy bạn vẫn cứ chọn, và bây giờ bạn đang chọn một phần nhỏ của
tâm trí bạn - hai mươi phần trăm nói, 'Đừng nhận.' Bây giờ bạn đang chọn hai
mươi phần trăm chống lại tám mươi phần trăm."
Cho nên đừng nghĩ rằng bạn
không chọn. Điều đó là không thể được. Bạn phải chọn bất kì cái gì bạn làm; cho
dù bạn không chọn thì bạn sẽ cứ chọn. Việc chọn có đó. Người ta được tự do chọn
nhưng người ta không được tự do không chọn. Nếu tâm trí nói nó là dần dần, đấy
là chọn lựa; nếu tâm trí nói nó là bất thần, đấy nữa cũng là chọn lựa. Khi bạn
nói nó là bất thần điều đó có nghĩa là bạn muốn vứt bỏ mọi nỗ lực, cho nên bạn
chọn chứng ngộ bất thần. Thế thì chẳng có nhu cầu làm gì cả - khi nó xảy ra thì
nó xảy ra, chẳng cái gì có thể được làm bởi vì nó là một việc bất thần. Cũng
giống như tia chớp trên trời, bất kì khi nào nó xảy ra thì nó xảy ra - bạn
không thể làm việc chuẩn bị cho nó. Nó không giống như điện trong nhà mà bạn
bật lên hay tắt đi, nó không phụ thuộc vào bạn. Nó là hiện tượng bất thần, khi
nó xảy ra thì nó xảy ra. Bạn phải chờ đợi nó. Nếu bạn đang nghĩ tới việc đọc bức
điện tín khi điện xảy ra trong bầu trời, thế thì bạn phải đợi. Khi điều đó xảy
ra bạn có thể đọc nó. Bạn có thể làm được gì?
Nhưng người muốn trốn thoát
khỏi nỗ lực sẽ chọn đốn ngộ. Những người muốn trốn thoát khỏi trách nhiệm toàn
bộ, lớn về nó, rằng nó có thể xảy ra ngay bây giờ, sẽ chọn triết lí dần dần.
Tôi không nói gì về chứng
ngộ cả - tôi đang nói điều gì đó về bạn. Việc dành cho bạn là cảm thấy ham muốn
của mình: ham muốn toàn bộ - chứng ngộ là bất thần, ham muốn bộ phận - chứng
ngộ là dần dần. Điều đó chẳng liên quan gì tới bản chất của chứng ngộ cả. Nhớ
điều này.
Câu hỏi thứ hai:
Người theo đạo đồng ý với
việc xảy ra đốn ngộ hay tiệm ngộ?
Họ không bận tâm. Lão Tử
không bận tâm, bởi vì ông ấy nói: là bình thường là được chứng ngộ. Nó không
phải là cái gì đó đặc biệt mà người ta phải đạt tới, nó không phải là thành
tựu; nó không phải là cái gì đấy mà người ta phải đạt tới. Nó là bạn - trong
tính bình thường tuyệt đối của bạn nó nở hoa. Là phi thường là bệnh tật của bản
ngã.
Bản ngã bao giờ cũng muốn
là phi thường, ai đó đặc biệt, duy nhất, vô song - đó là ham muốn khao khát của
bản ngã. Nếu bạn có thể trở thành một Rockefeller, thì tốt; nếu bạn có thể trở
thành một Hitler, thì tốt; hay nếu bạn không thể trở thành một Rockefeller hay
một Hitler, thế thì từ bỏ thế giới và nghĩ tới việc trở thành vị phật. Nhưng
trở thành ai đó, ai đó đặc biệt, một hiện tượng lịch sử.
Lão Tử không bận tâm về
chứng ngộ và tất cả những điều vô nghĩa đó. Ông ấy nói: Bình thường thôi. Ăn
khi bạn cảm thấy đói, uống khi bạn cảm thấy khát và đi ngủ khi giấc ngủ tới. Tự
nhiên như toàn thể sự tồn tại, và bỗng nhiên có mọi thứ trong tất cả hào quang
của nó. Chẳng cái gì được cần tới cả.
Là bình thường là trạng
thái phi thường nhất của sự hiện hữu bởi vì bản ngã tan biến. Bản ngã là tinh
vi. Bạn gạt bỏ nó theo một hướng này, nó lại tới từ hướng khác. Bạn đẩy nó ra
từ cửa này, bạn đi vào trong phòng và nó đang ngồi trên ngai - nó đã đi vào từ
cửa khác. Thậm chí trước khi bạn bước vào nó đã có đó rồi.
Tôi có một người bạn, người
có một con mèo nhỏ, một con mèo rất đẹp. Anh ta hỏi tôi anh ta nên đặt tên gì
cho con mèo đó. Tôi gọi nó là mèo "Bản ngã" bởi vì bản ngã rất tinh
ranh và con mèo tất nhiên cũng tinh ranh. Chẳng có gì như con mèo khi nói tới
tính tinh ranh. Cho nên anh ta đặt tên con mèo của mình là "Bản ngã."
Nhưng dần dần anh ta phát
ngán. Anh ta là một người đơn độc, một cử nhân không vợ, không con, và anh ta
bao giờ cũng muốn một mình, nhưng con mèo cứ liên tục quấy rối. Anh ta sắp ngủ
thì con mèo nhảy lên ngực anh ta. Và nó sẽ tới với vết máu ở vuốt của nó và phá
phách cả cái ghế đệm hay quần áo anh ta, bởi vì nó liên tục săn chuột. Cho nên
nó là điều rắc rối cho anh ta, và với một cử nhân, người chưa bao giờ chăm nom
cho bất kì ai, thì con mèo còn quá tệ hơn vợ. Anh ta hỏi tôi phải làm gì. Bản
ngã này đã trở thành điều rắc rối. Cho nên tôi bảo anh ta, "Bản ngã bao
giờ cũng là điều rắc rối. Tống nó đi."
Anh ta nói, "Nhưng nó
biết mọi nẻo đường của thành phố. Nó sẽ quay lại."
Tôi bảo anh ta, "Bạn
đi vào rừng."
Thế là anh ta đi vào rừng
để cho con mèo không thể tìm được đường về nhà. Anh ta đi và đi vào rừng - và
thế rồi lạc đường! Thế thì chỉ còn một điều để làm: anh ta thả con mèo ra, đi
theo nó, và quay về nhà. Đó là cách duy nhất, không có ai khác để mà hỏi. Con
mèo quay lại chắc chắn như mũi tên, thậm chí không ngần ngại lấy một khoảnh
khắc, đi con đường phải theo.
Thế là tôi bảo anh ta,
"Con mèo của bạn có phẩm chất của bản ngã hoàn hảo. Bạn không thể vứt nó
đi một cách dễ dàng được. Bất kì khi nào bạn đem vứt nó đi, khi bạn về nhà, thì
nó đã có đó rồi. Hay đôi khi bạn có thể bị lạc và thế thì bạn sẽ phải theo nó,
bởi vì chỉ nó mới biết con đường."
Bản ngã rất khôn ngoan -
khôn ngoan trong tính tinh ranh của nó. Lão Tử không cho bản ngã bất kì chỗ
đứng chân nào, bất kì mảnh đất nào để đứng, cho nên ông ấy không nói về chứng
ngộ. Cho nên nếu bạn gặp Lão Tử, đừng hỏi ông ấy, "Thầy tin vào đốn ngộ
hay tiệm ngộ?" Ông ấy sẽ không trả lời bạn. Ông ấy sẽ cười vào bạn: Ngu
xuẩn làm sao! Không có nhu cầu về bất kì chứng ngộ nào. Từ đó không xuất hiện
cho Lão Tử, nó không phải là một phần trong từ vựng của ông ấy.
Ông ấy rất đơn giản. Ông ấy
nói: Cứ bình thường thôi. Tại sao có khao khát này về việc là phi thường, là ai
đó? Và nếu bạn không thể là ai đó trong thế giới này thế thì ít nhất trở thành
được chứng ngộ. Nhưng tại sao? Tại sao bạn không thể được thoả mãn và bằng lòng
với bản thân mình như bạn hiện hữu? Nếu bạn hỏi tôi, thì việc bằng lòng với bản
thân mình như người ta hiện thế là chứng ngộ. Nó chẳng là cái gì đặc biệt, như
các nhà yoga đã làm cho nó có vẻ thế: kundalini dâng lên, ánh sáng chiếu ra,
kinh nghiệm bên trong, thiên thần và Thượng đế và thế này thế nọ. Đây tất cả
đều vô nghĩa nếu bạn hiểu nó. Chứng ngộ chẳng là cái gì thuộc loại này.
Tất cả những điều này -
kundalini và ánh sáng và Thượng đế và thiên thần và cõi trời và địa ngục - đều
là một phần của cái túi của nhà ảo thuật. Bạn muốn chúng - ông ấy lập tức tạo
ra, đưa ra chúng. Bạn tạo ra yêu cầu và nhà ảo thuật cung cấp mọi thứ cho bạn.
Bạn muốn cái gì đó đặc biệt, ông ấy đem nó cho bạn. Ông ấy khai thác bạn. Ông
ấy sống trên những ham muốn ngớ ngẩn của bạn.
Lão Tử là hoàn toàn đơn
giản. Ông ấy không có cái túi đó. Ông ấy nói: Sao không chỉ hiện hữu? Cái gì
sai? Cái gì sai trong điều bạn đang hiện hữu? Sao phải làm nỗ lực? Và ai sẽ làm
nỗ lực? Bạn sẽ làm nỗ lực. Nỗ lực của bạn không thể vượt ra ngoài bạn được, và
bất kì cái gì bạn làm, bạn sẽ làm. Làm sao nó có thể đi ra ngoài bạn được? Làm
sao nó có thể là siêu việt được? Bằng nỗ lực của riêng mình làm sao bạn có thể
siêu việt được? Điều đó là không thể được; bạn đang cố gắng làm điều không thể
được. Bạn có thể cứ nhảy qua hàng nghìn kiếp sống và chẳng cái gì sẽ được đạt
tới cả.
Chấp nhận bản thân mình đi.
Đó là thực tại duy nhất có đó, đó là khả năng duy nhất có đó. Chấp nhận bản
thân mình như bạn hiện thế và bỗng nhiên mọi thứ được biến đổi. Chấp nhận là từ
của Lão Tử, không phải chứng ngộ - chấp nhận toàn bộ, bất kì cái gì đang là
hoàn cảnh. Không cái gì khác là có thể.
Đây là cách mọi sự hiện
hữu. Đây là cách bạn đã xảy ra trong vũ trụ bao la này. Vũ trụ bao la này muốn
bạn giống như thế này - bây giờ chấp nhận.
Chỉ có hai chọn lựa có sẵn:
hoặc là bạn bác bỏ bản thân mình hoặc bạn chấp nhận bản thân mình. Nếu bạn bác
bỏ thì có hai khả năng mở ra: bạn bác bỏ theo cách của thế giới này hay bạn bác
bỏ theo cách của thế giới khác. Nếu bạn bác bỏ bản thân mình theo cách của thế
giới này thì điều đó có nghĩa là bạn muốn đẹp hơn bạn hiện thế, bạn muốn mạnh
hơn bạn hiện thế, bạn muốn giầu có hơn bạn hiện thế, bạn muốn có ngôi nhà to
hơn ngôi nhà bạn đang có. Điều này là bác bỏ theo cách của thế giới này. Nếu
bạn bác bỏ bản thân mình theo cách của thế giới kia, cách tôn giáo, thì điều đó
có nghĩa là bạn muốn đạt tới satori, samadhi, chứng ngộ, niết bàn; bạn muốn trở
thành vị phật; bạn muốn sở hữu Thượng đế; bạn muốn sống trong phúc lạc vô hạn.
Đây là cách bạn bác bỏ theo cách tôn giáo. Cả hai cách này đều là bác bỏ và cả
hai đều sai. Với Lão Tử cả hai đều ngớ ngẩn ngang nhau.
Bãi chợ của bạn là bãi chợ;
ngôi đền của bạn cũng là một phần của nó. Ham muốn thế giới này của bạn là ham
muốn thế giới này; ham muốn thế giới kia của bạn cũng là ham muốn về thế giới
này. Trong thực tế không thể có bất kì ham muốn thế giới khác được. Bản thân
ham muốn là về thế giới này. Ham muốn nghĩa là thế giới này.
Tôi muốn kể cho bạn một
giai thoại.
Chuyện xảy ra trong cuộc
sống của một người Sufi. Một nhà huyền môn lớn, tự mình sống im lặng, một hôm
bỗng nhiên được đánh thức bởi một sứ giả của Thượng đế.
Sứ giả nói, "Lời cầu
nguyện của ông đã được chấp nhận. Bây giờ Đấng Tối cao, Đấng Sáng tạo, rất hạnh
phúc với ông. Ông có thể yêu cầu, và bất kì điều gì ông muốn sẽ được hoàn
thành. Ông yêu cầu và lập tức điều đó được thực hiện.''
Nhà huyền môn này có chút
ít phân vân và ông ấy nói, "Ông đến hơi chậm chút ít. Khi ta cần các thứ,
khi ta có nhiều ham muốn, ông chẳng bao giờ tới cả. Bây giờ ta không có ham
muốn, ta đã chấp nhận bản thân mình, ta hoàn toàn thoải mái, ở nhà. Bây giờ ta
không bận tâm ngay cả liệu Thượng đế có tồn tại hay không, ta không cầu nguyện
ngài. Ta cầu nguyện bởi vì điều đó cho cảm giác thoải mái. Ta đã dừng suy nghĩ
về ngài rồi. Lời cầu nguyện của ta không gửi tới bất kì ai thêm nữa; ta đơn
giản cầu nguyện như ta thở. Điều đó đẹp đến mức dù Thượng đế có tồn tại hay
không thì cũng chẳng liên quan gì. Ông tới có chậm chút ít. Bây giờ ta không có
ham muốn."
Nhưng thiên thần nói,
"Điều này sẽ là xúc phạm Thượng đế. Khi ngài nói ông có thể yêu cầu, thì
ông phải yêu cầu."
Người này phân vân, ông ấy
nhún vai và nói, "Nhưng yêu cầu cái gì? Ông có thể nêu gợi ý nào không? -
bởi vì ta đã chấp nhận mọi thứ và ta được mãn nguyện thế. Nhiều nhất thì ông cứ
đi và bảo Thượng đế rằng ta biết ơn. Chuyển lời cám ơn của ta cho ngài. Mọi thứ
là như nó phải thế. Chẳng cái gì thiếu, mọi thứ đều hoàn hảo. Ta hạnh phúc,
phúc lạc, và ta không biết điều gì vào khoảnh khắc tiếp. Khoảnh khắc này là tất
cả, ta mãn nguyện. Ông đi và chuyển lời cám ơn của ta."
Nhưng thiên thần vẫn bướng
bỉnh. Ông ấy nói, "Không, ông sẽ phải yêu cầu điều gì đó - chỉ như cách cư
xử. Biết điều chút ít đi."
Thế là người này nói,
"Nếu ông cứ khăng khăng, thế thì yêu cầu Thượng đế giữ cho ta được vô ham
muốn như ta hiện thế. Cho ta chỉ mỗi một điều - vô ham muốn..."
... hay tính chấp nhận,
chúng cả hai đều cùng ngụ ý một điều.
Ham muốn có nghĩa là bác bỏ
cái gì đó - bạn muốn cái gì đó khác; vô ham muốn nghĩa là chấp nhận - bạn hạnh
phúc như mọi sự đang hiện hữu. Trong thực tế, mọi thứ là chẳng liên quan, bạn
hạnh phúc. Bạn hạnh phúc, đó mới là vấn đề. Lão Tử nói: Bằng lòng như ông hiện
thế, chẳng cái gì khác là cần cả - và thế thì bỗng nhiên mọi thứ lại xảy ra.
Trong chấp nhận sâu sắc bản
ngã biến mất.
Bản ngã tồn tại qua bác bỏ:
bất kì khi nào bạn bác bỏ cái gì đó thì bản ngã tồn tại. Bất kì khi nào bạn nói
không thì bản ngã được làm mạnh thêm, nhưng bất kì khi nào bạn nói có, cái có
toàn bộ với sự tồn tại, thì đó là việc thiền vĩ đại nhất mà bạn có thể đi vào.
Trong mọi việc thiền khác bạn có thể đi vào nhưng bạn sẽ phải đi ra. Đây là
việc thiền duy nhất mà trong đó bạn đi vào và bạn không thể đi ra được, bởi vì
một khi bạn đi vào thì bạn không còn nữa. Không ai có thể bước ra khỏi nó.
Câu hỏi thứ ba:
Thầy đã nói rằng bất kì câu
hỏi nào cũng đều bạo hành, vậy mà chúng tôi được khuyến khích để hỏi các câu
hỏi. Sao thế này?
Bởi vì bạn bạo hành và bạn
cần thanh tâm. Bạn có những câu hỏi để hỏi; bạn có thể không có dũng cảm để hỏi
chúng, đó là lí do tại sao bạn lại được khuyến khích. Bạn có các câu hỏi để
hỏi; bạn phải trải qua điều đó. Hỏi chúng đi. Tôi không nói rằng câu trả lời
của tôi sẽ phá huỷ chúng - không. Câu trả lời của tôi hướng theo cách đó. Câu
trả lời của tôi có mục đích hoàn toàn khác. Chúng sẽ làm cho bạn nhận biết rằng
tất cả mọi câu hỏi đều vô dụng, vô ích, ngớ ngẩn.
Tôi muốn bạn đi tới một
điểm mà tâm trí dừng việc hỏi, nhưng điều đó bạn không thể làm được bởi vì bạn
đầy những câu hỏi. Cho chúng ra, đừng kìm nén chúng. Dũng cảm đi. Cho dù bạn
biết rằng chúng là ngu xuẩn, thì cũng đừng che giấu chúng, bởi vì nếu bạn che
giấu chúng thì bạn sẽ chẳng bao giờ có khả năng gạt bỏ chúng. Cho dù chúng là
lố bịch - mọi câu hỏi đều thế - thì cứ hỏi.
Và tôi không thực sự trả
lời câu hỏi của bạn đâu. Câu hỏi của bạn không thể trả lời được. Câu hỏi của
bạn giống như người đang trong mê sảng, người có cơn sốt đã lên rất cao. Người
đấy sốt tới bốn mươi hai, bốn mươi ba, bốn mươi tư độ... và người đó đó trong
mê sảng. Thế thì người đó nói, "Mọi thứ đều đang chuyển động, cái bàn đang
bay trên trời." Và người đó hỏi, "Cái bàn này đi đâu đấy?" Phải
nói gì với người đó? Bất kì điều gì bạn nói cũng đều sẽ sai, bởi vì cái bàn
không đi đâu cả. Và bạn không thể thuyết phục được người đó rằng cái bàn không
đi đâu cả, nó chỉ trong phòng, không di chuyển chút nào. Điều đó sẽ không
thuyết phục được người đó bởi vì bạn không thể thuyết phục được bất kì ai ngược
lại với kinh nghiệm riêng của người đó.
Làm sao bạn có thể thuyết
phục được người nào ngược với kinh nghiệm riêng của người đó? Việc thuyết phục
là có thể được khi kinh nghiệm riêng của người đó hỗ trợ cho nó, ngoài ra thì
không. Người đó thấy rằng cái bàn đang bay, đang cố gắng bay ra ngoài cửa sổ,
rằng cái bàn đó có cánh - và không chỉ cái bàn, cái võng người đó đang nằm, cái
đó nữa cũng đang nhảy lên và sẵn sàng, sẵn sàng cất cánh... Làm sao bạn có thể
thuyết phục một người đang mê sảng? Nếu bạn cố gắng thuyết phục người đó thì
bạn cũng điên nốt. Chỉ bác sĩ điên mới cố gắng thuyết phục. Không, bác sĩ sẽ
nói, "Anh đừng lo nghĩ, cái bàn sẽ quay thôi. Chúng tôi sẽ đem nó lại,
đừng lo. Chúng tôi sẽ làm điều gì đó." Bác sĩ sẽ cố gắng hạ nhiệt độ người
đó xuống; khi nhiệt độ xuống thì cái bàn sẽ tự nó lắng xuống. Khi nhiệt độ trở
thành bình thường thì cái bàn ở chỗ của nó. Nó bao giờ cũng ở đó - nó đã không
di chuyển lấy một li.
Đó là tình huống. Tôi thấy,
tôi biết, rằng bạn đang trong cơn mê sảng. Và cơn mê sảng này rất tinh vi -
không thiết bị đo nhiệt độ nào có thể đo được nó, nó là nhiệt độ bên trong,
không phải nhiệt độ vật lí. Bên trong bạn đang trong cơn mê sảng. Thế thì cứ
câu hỏi và câu hỏi và câu hỏi - như ruồi chúng cứ bay mãi bay mãi. Tôi giúp bạn
hỏi và thậm chí khuyến khích bạn hỏi, chỉ để loại bỏ chúng. Đây là việc thanh
tâm, đây là một phần của thiền.
Lắng nghe tôi, dần dần bạn
sẽ đi tới điểm mà bạn sẽ hiểu rằng tất cả các câu hỏi đều vô ích, trong thực tế
việc hỏi là vô dụng. Khi việc hiểu này nảy sinh trong bạn thì bạn sẽ phải có sự
thay đổi toàn bộ về thái độ. Thế thì câu hỏi biến mất. Khi tất cả các câu hỏi
đều biến mất, câu trả lời nảy sinh. Và nhớ cho rõ, không có nhiều câu trả lời
như có nhiều câu hỏi, chỉ có một câu trả lời cho tất cả các câu hỏi. Câu hỏi có
thể có cả triệu - câu trả lời là một. Chỉ có một câu trả lời, câu trả lời duy
nhất, và đó là sự tự biết mình. Cho nên tôi đang giúp bạn trở nên nhận biết.
Có một câu chuyện Sufi:
Vài người đi qua một tu
viện Sufi; chỉ vì tò mò, họ tới xem điều gì xảy ra ở đó. Mọi người đang thanh
tâm, phiêu diêu, la hét, nhảy nhót, phát điên hoàn toàn. Các lữ khách nghĩ,
"Đây là tu viện điên. Chúng mình bao giờ cũng nghĩ rằng mọi người tới để
đạt đến chứng ngộ ở đây nhưng những người này đã phát điên." Và thầy đang
ngồi trong đám thanh tâm này, hỗn loạn điên khùng tất cả bao quanh ông ấy. Tại
giữa điều đó thầy ngồi im lặng.
Các lữ khách nghĩ,
"Sao thầy này ngồi im lặng thế?" Ai đó trong nhóm này gợi ý rằng có
thể ông ấy quá mệt mỏi, ông ấy có thể đã làm cái điên khùng này quá nhiều.
Thế rồi sau vài tháng họ
quay về thành phố của mình sau khi công việc đã được hoàn thành, và lần nữa họ
lại đi qua tu viện này. Họ nhìn để xem điều gì xảy ra cho những người điên này.
Nhưng bây giờ mọi người đều ngồi im lặng, thậm chí không có lấy một lời. Khi họ
gần tu viện họ trở nên sợ hãi: những người này đã bỏ đi rồi sao? - bởi vì dường
như bây giờ không có ai. Khi họ tới mọi người còn có đó nhưng họ đều im lặng.
Thế rồi sau vài tháng họ
lại tới nữa trên một cuộc hành trình công việc khác. Tò mò đưa họ tới tu viện.
Họ nhìn, chẳng có ai cả. Chỉ thầy đang ngồi đó. Cho nên họ hỏi, "Tất cả
những cái này là gì vậy?"
Thầy nói, "Khi các anh
đi qua lần thứ nhất các anh đã thấy những người mới bắt đầu. Họ còn đầy điên
khùng và ta đã khuyến khích họ lôi hết nó ra. Lần tiếp các anh đi qua thì họ đã
hiểu ra, họ đã bình lặng xuống. Đó là lí do tại sao họ ngồi im lặng. Chẳng có
gì để làm cả. Khi các anh đi qua lần thứ ba thì thậm chí không cần ở đây nữa.
Bây giờ họ có thể im lặng ở bất kì đâu trên thế giới này, cho nên ta đã phái họ
trở lại thế giới. Ta đang đợi nhóm mới. Khi các anh qua lần sau, sẽ có điên
khùng."
Tôi khuyến khích các bạn
hỏi - điều đó đem tâm trí của các bạn ra. Điều này sẽ giúp cho các bạn bình
thản . Việc trả lời của tôi trong thực tế không phải là nỗ lực để trả lời cho
câu hỏi của bạn, nó là nỗ lực để giết chết chúng, để sát hại chúng. Tôi không
phải là thầy giáo. Tôi có thể là kẻ giết người nhưng tôi không là thầy giáo.
Tôi không dạy bạn điều gì, tôi đơn giản phá huỷ các câu hỏi của bạn. Một khi
tất cả các câu hỏi đều đã bị phá huỷ thì cái đầu của bạn bị chặt đi - tôi đã
giết bạn. Thế thì bạn hoàn toàn im lặng, bằng lòng, tuyệt đối ở nhà. Không vấn
đề nào tồn tại - bạn sống cuộc sống khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia, bạn
tận hưởng, bạn vui sướng trong nó từ khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia. Không
vấn đề nào tồn tại.
Tôi chống siêu hình nhưng
tôi phải nói về siêu hình. Toàn bộ công việc của tôi là trị liệu. Tôi không
phải là bác sĩ trị liệu. Công việc của tôi giống thế này: bạn bị gai đâm vào
chân; tôi đem tới một cái gai khác để nhể cái gai thứ nhất ra khỏi chân bạn.
Cái gai thứ nhất và cái gai thứ hai là giống nhau, không có khác biệt về chất.
Khi cái gai thứ nhất được lấy ra, với sự giúp đỡ của cái gai thứ hai, chúng ta
vứt cả hai cái gai đi.
Khi tôi đem câu hỏi của bạn
ra, tôi không nói đặt câu trả lời của tôi vào chỗ trống còn lại bởi câu hỏi -
không. Vứt nốt cả câu trả lời của tôi đi nữa, như bạn vứt các câu hỏi của mình
đi; bằng không thì câu trả lời của tôi sẽ tạo ra rắc rối cho bạn. Đừng mang câu
trả lời của tôi, chúng chỉ là việc trị liệu. Chúng cũng giống gai: chúng có thể
được dùng đề nhể cái gai khác ra, thế rồi cả hai đều phải bị vứt đi.
Câu hỏi thứ tư:
Werner Erhard, một nhà yoga
phương Tây, nói rằng những vấn đề mà bạn đang cố gắng thay đổi hay chịu đựng sẽ
dẹp hết trong bản thân quá trình sống. Làm sao điều này có quan hệ với thiền?
Hai điều này phải chăng không tương hợp?
Erhard là tuyệt đối đúng,
nhưng bạn có thể hiểu lầm ông ấy bởi vì bất kì cái gì ông ấy đang nói thì cũng
uyên thâm như bất kì điều gì Lão Tử có thể nói. Bạn có thể hiểu lầm ông ấy.
Cố hiểu điều đó. Uyên thâm
là nguy hiểm, và được người dốt nát nghe thì chúng có thể trở nên rất rất nguy
hiểm. Được nối với cái ngu xuẩn của bạn, thì uyên thâm có thể trở thành sa ngã
rất lớn.
Vâng, điều này là hoàn toàn
đúng: vấn đề mà bạn đã cố gắng thay đổi hay chịu đựng sẽ dẹp hết trong bản thân
quá trình sống - điều đó là đúng, một phát biểu về một sự kiện, nó xảy ra theo
cách đó. Nhưng thế rồi vấn đề nảy sinh liệu thiền có còn tương hợp với nó hay
không. Bây giờ cái ngu của bạn đã bước vào.
Thiền cũng là một phần của
cuộc sống - bạn phải làm nó như bạn phải làm nhiều thứ khác. Tại sao lại coi
thiền như cái gì đó không phải là một phần của cuộc sống? Thiền là một phần của
cuộc sống, bạn phải trải qua nó nữa. Bạn phải tới thiền bởi vì cái gì đó trong
bạn cần nó, bằng không thì tại sao bạn phải đến? Cả thế giới đã không tới tôi,
chỉ vài người mới tới tôi. Tôi là sẵn có cho họ như tôi sẵn có cho bạn. Ngay cả
những người sống ở Pune cũng không tới, và bạn có thể đã bắt gặp đại dương.
Có cái gì đó trong bạn, một
ham muốn sâu sắc về nó... Một mình dục không phải là cuộc sống, một mình thức
ăn không phải là cuộc sống. Thiền cũng là cuộc sống như bất kì cái gì khác, và
việc trải qua nó là một phần của bạn trong cuộc sống.
Bây giờ, điều Erhard nói là
tuyệt đối đúng, một phát biểu về một sự kiện. Chẳng cái gì khác là cần nữa,
người ta chỉ cần sống và mọi thứ tự nó giải quyết. Nhưng thiền cũng là một phần
của cuộc sống, yoga cũng là một phần của cuộc sống, người ta phải trải qua nó.
Bạn không thể trốn thoát nó được. Nếu bạn cố gắng thoát khỏi nó, thì phần đó mà
bạn đã không hoàn thành bao giờ cũng sẽ vẫn còn treo lơ lửng trên bạn và bạn sẽ
cảm thấy rằng cái gì đó vẫn còn chưa được hoàn chỉnh.
Dũng cảm và đừng trốn chạy
từ bất kì đâu. Bất kì chỗ nào mà cuộc sống bên trong của bạn dẫn bạn đi, thì
đi! đừng bận tâm tới nơi nó đưa bạn tới. Đôi khi nó sẽ đưa bạn đi lạc lối, điều
đó tôi biết, nhưng đi lạc lối cũng là một phần của cuộc sống. Không ai có thể
luôn luôn đúng cả, và những người cố gắng bao giờ cũng đúng thì chết gần như
hoàn toàn thất bại. Đừng bị bận tâm rằng bạn có thể đi lạc lối, nếu cuộc sống
dẫn bạn đi lạc lối, thì đi! Đi một cách hạnh phúc! Năng lượng đưa bạn đi lạc
lối sẽ đem bạn quay lại. Việc tạm thời đó có thể là một phần của sự trưởng
thành chung cuộc.
Đây là kinh nghiệm của tôi:
rằng đến cuối cùng người ta tìm ra rằng mọi thứ đều khớp với nhau. Mọi thứ mà
bạn đã làm, tốt và xấu, đúng và sai, đạo đức và vô đạo đức - bất kì cái gì bạn
làm, đến cuối cùng người ta thấy ra cuộc sống thực sự kì diệu, mọi thứ đều khớp
vào nhau. Nếu bạn nhìn thì bạn sẽ không muốn thay đổi cái gì cả, bởi vì nếu bạn
thay đổi cho dù một phần, thế thì cái toàn thể sẽ bị thay đổi.
Đây là điều chấp nhận là
gì. Đây là điều thái độ của người Hindu là gì về số mệnh hay thái độ của người
Mô ha mét giáo về kismet là gì. Thái độ này là rất đơn giản, chỉ điều này: bất
kì cái gì xảy ra, coi nó như một phần của định mệnh của bạn. Đi vào trong nó.
Đừng kìm mình .
Nếu bạn phải lầm lỗi, thì
cứ lầm lỗi đi - nhưng lầm lỗi toàn bộ. Nếu bạn phải ngã, thì ngã - nhưng ngã
như kẻ say, hoàn toàn. Đừng kháng cự, bởi vì thế thì bạn sẽ lỡ. Nếu bạn phải
sống trong bóng tối, thì sống trong bóng tối - nhưng hạnh phúc và nhảy múa. Sao
lại khổ? Nếu bạn cảm thấy địa ngục vây quanh mình, thì cảm thấy nó - nó có thể
là một phần của định mệnh của bạn, một phần của sự trưởng thành của bạn.
Tất nhiên tôi biết rằng khi
người ta trải qua địa ngục, điều đó là rất khó. Điều đó tôi biết. Bởi vì trưởng
thành là khó. Khi người ta trải qua một vấn đề, một vấn đề đau lòng, một sự
khủng hoảng, người ta muốn trốn chạy; người ta muốn không đối mặt với nó; người
ta muốn là kẻ hèn nhát. Nhưng theo cách đó bạn sẽ bỏ lỡ cái gì đó mà sẽ trở
thành một phần của cái toàn thể cuối cùng, của sự hài hoà cuối cùng. Nếu bạn đã
sống một cách toàn bộ... tôi không đưa ra điều kiện nào. Tôi nói sống vô điều
kiện. Nếu tiếng nói bên trong của bạn bảo đi và uống rượu, thì uống rượu và là kẻ
say sưa. Nhưng toàn bộ, bởi vì chỉ qua tính toàn bộ mà người ta mới siêu việt
lên. Chỉ qua tính toàn bộ mà người ta mới được biến đổi bởi vì chỉ qua tính
toàn bộ mà người ta mới bắt đầu hiểu điều người ta đang làm.
Mọi người tới tôi và họ nói
rằng họ có nhiều giận dữ trong mình và họ muốn không có nó thêm nữa. Họ đã có
đủ nó và họ đã khổ sở nhiều về nó rồi. Cả cuộc sống của họ đã trở thành khổ. Và
họ hối hận nhiều, bất kì khi nào họ trở nên giận dữ thì họ lại hối hận nhiều.
Họ cố gắng đi cố gắng để không giận dữ, họ quyết định không giận dữ, họ đặt tất
cả mọi sức mạnh ý chí của mình vào nó, nhưng sau vài giờ họ đã quên. Lần nữa
điều gì đó xảy ra, một tình huống xuất hiện, và họ giận dữ. Cho nên phải làm
gì?
Tôi bảo họ: Đừng hối hận.
Bắt đầu từ đây. Đừng hối hận, ít nhất đấy cũng là điều bạn có thể làm. Giận dữ
và giận dữ một cách toàn bộ và đừng hối hận. Và đừng cảm thấy buồn về điều đó.
Bạn đã giận dữ, chấp nhận sự kiện rằng bạn là con người với bản tính giận dữ.
Được thôi. Giận dữ hoàn toàn. Bởi vì hối hận đó không cho phép bạn giận dữ toàn
bộ, cái gì đó đang bị giữ lại. Phần còn lại bên trong đó và chưa được diễn đạt
trở thành sự phát triển ung thư, độc tố. Nó sẽ tô mầu tất cả cuộc sống bạn,
toàn bộ cuộc sống bạn. Giận dữ, và khi bạn giận dữ thì để cho hiện tượng này
đến mức bạn có thể nói, "Tôi là sự giận dữ, không phải là tôi giận
dữ." Không ai còn đằng sau để nhìn vào nó - bạn là cơn giận dữ. Nó sẽ trở
thành ngọn lửa, ngọn lửa địa ngục.
Điều đó sẽ là nỗi đau lớn
nhưng nó phải là như vậy. Có thể là nếu bạn có thể thực sự trong ngọn lửa địa
ngục đó chỉ một lần thì bạn sẽ trở thành tỉnh táo về nó tới mức sẽ không cần
quyết định chống lại nó. Chính kinh nghiệm này sẽ quyết định mọi điều - bạn sẽ
không bao giờ lại gần nó nữa. Không phải là bạn đưa ra lời nguyện chống lại nó,
không phải là bạn đến nhà thờ và thú tội và hối hận... Mọi người bắt đầu tận
hưởng điều đó nữa; họ bắt đầu mê mải trong việc hối hận nữa.
Tôi đã nghe nói rằng một
phụ nữ lần thứ bẩy tới Cha trong nhà thờ để thú tội. Ngay cả Cha cũng chút ít
ngạc nhiên bởi vì cứ cùng một tội lặp đi lặp mãi - rằng cô ấy đã làm tình với
một người đàn ông mà cô ấy lại không lấy làm chồng.
Cho nên Cha nói, "Con
đã phạm tôi này bẩy lần hay chỉ một lần?"
Cô ấy nói, "Chỉ mỗi
một lần thôi."
Thế là ông ấy nói,
"Thế thì sao con cứ thú tội ấy mãi thế? Con đã thú tội bẩy lần rồi."
Cô ấy nói, "Con thích
nói về điều đó. Chỉ nghĩ về nó cũng tuyệt vời thế."
Ngay cả trong tưởng tượng,
trong thú tội với Cha...
Mọi người bắt đầu mê đắm
trong hối hận của mình, trong thú tội. Họ thậm chí còn cường điệu lên - đây đã
là cảm giác của tôi. Cuốn sách Thú tội của thánh Augustine là cường điệu; ông
ấy dường như mê đắm trong nó. Chính ý tưởng về phạm nhiều tội dường như hấp
dẫn. Tại Ấn Độ, tiểu sử của Gandhi dường như là cường điệu. Ông ấy cứ nói và
nói mãi về tội lỗi của mình, dường như ông ấy tận hưởng nó. Và bây giờ các nhà
tâm lí nói rằng có những người cứ cường điệu tội lỗi của họ bởi vì thế thì,
ngược lại với bối cảnh, họ trở thành thánh nhân vĩ đại. Bởi vì đã không bỏ các
tội lỗi thông thường, họ là những tội nhân vĩ đại thế, và bây giờ họ đã trở
thành những thánh nhân vĩ đại thế! Khoảng cách là bao la và cuộc cách mạng là
lớn lao.
Chỉ tội nhân vĩ đại mới có
thể là thánh nhân vĩ đại. Làm sao một tội nhân bình thường có thể thế được? Bạn
hút thuốc - bạn có cho rằng bạn có thể trở thành một Augustine hay một Gandhi
chỉ bởi vì bạn hút thuốc một lần không, hay bạn nhìn vào một người đàn bà và
thèm khát nảy sinh trong bạn, có vậy thôi sao? Điều đó chẳng có tác dụng, điều
đó không đủ quan trọng. Bạn không thể tạo ra một thánh nhân lớn từ một tội nhân
nhỏ, bạn phải là một tội nhân vĩ đại.
Cho nên những người viết tự
truyện của họ thì không bao giờ nên được tin tưởng. Tôi phải đã đọc hàng nghìn
tự truyện nhưng đây là quan sát của tôi: rằng không có loại tiểu thuyết nào
mang tính hư cấu hơn chúng. Tự truyện là hư cấu lớn nhất. Tất cả mọi tự truyện
đều hư cấu. Hoặc người ta cứ tự ca ngợi mình hoặc người ta cứ tự kết án mình,
nhưng cả hai đều không thật bởi vì trong cả hai cách người ta đều bắt đầu cường
điệu. Bản ngã không thể được đáp ứng chỉ bởi việc là bình thường.
Ai đó hỏi Rinzai,
"Thầy làm gì vậy? Công phu của thầy là gì, sadhana của thầy là gì?"
Và ông ấy nói một điều đơn
giản thế - làm sao bạn có thể làm được tự truyện từ nó? Ông ấy nói, "Khi
tôi cảm thấy đói thì tôi ăn, còn khi tôi cảm thấy buồn ngủ thì tôi đi ngủ, có
vậy thôi."
Làm sao bạn có thể làm ra
tự truyện từ nó được? Và Rinzai sẽ không trông như thánh nhân vĩ đại. Kiểu
thánh nhân nào mà lại như thế này?
Sau khi Rinzai chết, đệ tử
của ông ấy đọc bài giảng tại tu viện. Một người thuộc giáo phái đối lập đứng
dậy; ông ấy cảm thấy rất ghen tị bởi vì biết bao nhiêu người đã tới nghe.
Cho nên ông ta đứng dậy và
ông ta nói, "Tôi xin hỏi một câu, thưa ông. Ông đang nói quá nhiều về thầy
ông. Nhưng thầy tôi mới thực sự là bậc thầy, ông ấy có thể làm cả nghìn phép
mầu. Tôi đã chính mắt trông thấy: ông ấy đang đứng trên bờ bên này dòng sông.
Lúc đó trời mưa và sông tràn ngập. Và trên bờ bên kia một đệ tử đang đứng cầm
sổ tay trong tay. Trên bờ này thầy viết bằng chiếc bút chì và điều đó được viết
trên sổ của đệ tử bên bờ bên kia. Ông có thể nói điều gì về thầy ông không, ông
ấy đã làm được phép mầu nào?"
Đệ tử này nói, "Tôi
chỉ biết mỗi một phép mầu mà thầy tôi hay làm - mọi ngày, mọi phút."
Im lặng trùm lên khắp
phòng. Mọi người bắt đầu tò mò: Rinzai đã làm phép mầu nào vậy?
Đệ tử này nói, "Khi
thầy cảm thấy đói, thầy ăn và khi thầy cảm thấy buồn ngủ, thầy ngủ. Đó là phép
mầu duy nhất mà thầy đã làm."
Bạn sẽ không nghĩ đấy là
phép mầu nhưng nó là phép mầu đấy. Nó là một hiện tượng rất uyên thâm. Nó có
nghĩa là tự nhiên hoàn toàn. Bạn gần như đấu tranh. Khi bạn cảm thấy đói, bạn
không ăn bởi vì cả nghìn lẻ một thứ khác còn phải được làm; khi bạn không cảm
thấy đói, bạn ăn bởi vì bây giờ là thời gian ăn. Khi bạn cảm thấy buồn ngủ, bạn
tránh nó bởi vì có vũ hội đáng đi tới, hay có phim đáng xem. Khi bạn cảm thấy
buồn ngủ, bạn ngồi trong rạp chiếu phim. Khi bạn không cảm thấy buồn ngủ, bởi
vì phim đã kích động bạn quá nhiều, bây giờ bạn cố gắng đi ngủ và bạn phải uống
thuốc ngủ.
Là phi tự nhiên đã trở
thành cuộc sống tự nhiên của chúng ta. Tất nhiên là tự nhiên thành phép mầu,
phép mầu vĩ đại nhất: chỉ vui sướng trong những điều bình thường, trong việc
ăn, việc ngủ, việc uống, làn gió thoảng qua bạn... Tận hưởng những thứ bình
thường, vui sướng trong chúng, tính toàn bộ của cuộc sống trở thành lễ hội.
Erhard là phải. Ông ấy đang
nói một điều kiểu Lão Tử: "Các vấn đề mà bạn đã cố gắng thay đổi hay chịu
đựng sẽ dẹp hết trong quá trình của bản thân cuộc sống." Sống cuộc sống
đi, sống trong tính toàn bộ của nó, đi vào trong tất cả mọi chiều của nó - mê
mải trong mọi chiều, mê mải một cách toàn bộ, và đến cùng bạn sẽ thấy rằng mọi
thứ đều có ích. Mọi thứ, tôi nói: cho dù vợ có tạo ra biết bao nhiêu khổ cho bạn,
cho dù điều đó; cho dù đứa con mà bạn yêu mến nhiều thế mà chết sớm, cho dù
điều đó; cho dù việc kinh doanh có thất bại và bạn trở nên bị khánh kiệt, vâng,
cho dù điều đó. Mọi thứ! Thất bại và thành công, đau đớn và vui sướng, phải và
trái, đi lạc lối và trở về nhà - mọi thứ đều có ích.
Và từ hỗn loạn này nảy sinh
ra hài hoà. Nhưng người ta phải sống nó một cách toàn bộ. Tôi không nói rằng
mọi người đều đạt tới hài hoà đó. Không, đó là khả năng. Người ta có thể đạt
tới, người ta có thể lỡ, và những người lỡ là những người cố gắng vất vả để đạt
tới nó. Những người đạt tới nó là những người không bận tâm nhiều về việc đạt
tới nó, họ đơn giản sống khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia.
Hài hoà cuối cùng đó, tột
đỉnh đó, là hiệu quả tích luỹ. Cho nên tận hưởng tại mọi nơi bạn ở, biết ơn,
bất kì cái gì bạn có. Cảm thấy biết ơn sâu sắc - để điều đó là lời cầu nguyện
của bạn. Đi một cách toàn bộ tới bất kì đâu bạn đi. Nếu bạn tới nhà thổ, đi một
cách toàn bộ... và tôi biết rằng ngay cả với vợ mình bạn cũng không đi một cách
toàn bộ. Nếu bạn uống rượu, uống nó một cách toàn bộ... và tôi biết bạn thậm
chí đã không uống nước một cách toàn bộ.
Cuộc sống không đầy đủ này
không thể trở thành tột đỉnh được; cuộc sống đã được sống này bao giờ cũng
không đầy đủ, manh mún, không thể trở thành hài hoà được. Bạn sẽ chết trong hỗn
loạn - đó là lí do tại sao bạn sẽ chết bao giờ cũng sợ chết. Và khi cái chết gõ
cửa bạn thì bạn sẽ run rẩy - bởi vì bạn vẫn chưa đạt tới hài hoà cuộc sống, mà
cái chết thì đã tới. Bạn chưa sống cuộc sống, còn cái chết thì đã tới. Bạn vẫn
chưa đầy đủ, trong thực tế còn chưa được sinh ra, và cái chết đã tới. Bạn run
rẩy.
Người đã sống cuộc sống của
mình, người đã sống ngày của mình, bao giờ cũng chấp nhận cái chết một cách đẹp
đẽ, bởi vì chẳng có gì còn để làm thêm nữa. Người đó đã làm tất cả, người đó đã
sống tất cả và người đó đã di chuyển theo mọi hướng. Tất cả những cái mà cuộc
sống có thể cho thì người đó đã tích luỹ vào trong mình. Người đó đã tích luỹ
mật của cuộc sống, bây giờ người đó sẵn sàng chết. Không còn gì khác.
Bạn có biết không? - để làm
ra một thìa mật, ong phải tới thăm năm nghìn đoá hoa - cho một thìa mật của năm
nghìn đoá hoa! Và với một pound mật (quãng 450 gram) các nhà khoa học đã đo -
họ nói ong đã phải bay hàng nghìn dặm đường. Một thìa mật năm nghìn đoá hoa!
Một thìa của hài hoà và năm nghìn kinh nghiệm, hàng nghìn và hàng nghìn kinh
nghiệm...
Và nhớ chỉ một điều: dù ở
bất kì đâu, là toàn bộ ở đó đi, bằng không thì bạn sẽ tới thăm hoa và bạn sẽ ra
đi mà không có mật. Đó là khổ duy nhất có thể xảy ra cho con người và điều đó
xảy ra cho hầu hết chín mươi chín phần trăm mọi người. Bạn đang trong vội vàng
thế - nghĩ tới con ong trong vội vàng đến mức nó đến hoa nhưng chưa bao giờ
chạm vào hoa bởi vì nó trong vội vàng thế để đi sang hoa khác. Không hoàn
chỉnh, nó chuyển sang hoa khác nhưng vào lúc nó tới hoa khác thì cái ý tưởng
này lại khao khát trong tâm trí nó để đi sang hoa khác nữa. Nó tới thăm năm
nghìn hoa hay năm triệu hoa và quay về tay không. Đừng là loại ong đó! Khi bạn
tới thăm hoa, thực sự tới thăm nó. Quên tất cả các hoa khác trên thế giới đi -
không có hoa khác vào khoảnh khắc đó. Chỉ là con ong - vo vo và vui sướng và
tận hưởng hoa. Ở cùng hoa toàn bộ hết mức. Thế thì bạn tích luỹ mật của cuộc
sống và khi bạn chết bạn sẽ chết một cách phúc lạc, cực lạc. Bạn đã sống. Không
có phàn nàn gì trong tim bạn, không miễn cưỡng.
Và tôi bảo bạn rằng nếu bạn
đã sống mọi khoảnh khắc trong tính toàn bộ của nó, trong nhận biết, thì vào
khoảnh khắc chết bạn có thể ban phúc cho tất cả - bạn bè của bạn và kẻ thù của
bạn. Vâng, kẻ thù của bạn nữa, bởi vì không có họ thì bạn sẽ không có khả năng
đạt tới tột đỉnh này. Họ là một phần, một phần của hiện tượng bí ẩn là cuộc
sống.
Câu hỏi thứ năm:
Có lần thầy nói rằng trong
câu hỏi có câu trả lời nằm đó cho nên bản chất của câu hỏi xác định ra bản chất
của câu trả lời. Thế thì cái gì là câu hỏi nền tảng nhất mà tâm trí có thể hỏi?
Tâm trí không bao giờ có
thể hỏi được bất kì câu hỏi nền tảng nào bởi vì bất kì cái gì tâm trí hỏi thì
nhất định là hời hợt. Khi câu hỏi nảy sinh ra từ bản thể của bạn, không từ tâm
trí bạn, thì nó sẽ không bằng lời, nó sẽ mang tính tồn tại. Bạn sẽ là câu hỏi -
thế thì nó là nền tảng.
Một nhà huyền môn Sufi
thường tới đền thờ mọi ngày và ông ấy sẽ đứng đó không nói lấy một lời, hết năm
nọ đến năm kia. Mọi người trở nên tò mò.
Ai đó hỏi, "Ông chưa
bao giờ nói cái gì cả, chúng tôi thậm chí chẳng thấy môi ông động đậy chút nào
và chúng tôi đã quan sát ông, ngắm nhìn ông thật gần. Chúng tôi không cảm thấy
rằng thậm chí bên trong ông đang nói điều gì, ông đứng đó như tảng đá. Đây là
kiểu cầu nguyện gì vậy?"
Nhà huyền môn nói,
"Ngày xưa chuyện xảy ra là một người ăn mày đứng trước một lâu đài của một
hoàng đế. Hoàng đế bước ra, nhìn người ăn mày và nói, 'Ông yêu cầu cái gì? Ông
muốn gì?' Người ăn mày nói, 'Nếu bằng việc nhìn tôi mà ông không thể hiểu nổi,
thế thì chẳng cần phải nói. Tôi sẽ sang nhà khác. Nhìn tôi đây - trần trụi
trong mùa đông lạnh lẽo, rét run. Nhìn vào bụng tôi đây - nó liền với lưng.
Nhìn vào các chi tôi đây - tất cả thịt đều đã biến mất. Tôi là bộ xương còn ông
lại hỏi tôi muốn gì? Sự hiện hữu của tôi ở đây còn không đủ sao?' Nhà vua trở
nên sợ hãi, người ăn mày là phải. Phải cho người đó nhiều thứ."
Và nhà huyền môn nói,
"Tôi đã đi qua trên con đường này. Từ ngày hôm đó tôi đã chấm dứt việc cầu
nguyện, bởi vì phải nói gì cho hoàng đế về thế giới? Ông ấy không thể hiểu được
tôi đang trong khổ gì sao? Tôi có phải nói điều đó không? Đòi điều đó sao? Tôi
có phải lắm lời với ông ấy không? Nếu ông ấy không thể hiểu được sự hiện hữu
của tôi, thì phỏng có ích gì mà đi nói về nó? Thế thì điều đó là vô dụng: nếu
ông ấy không thể hiểu được sự hiện hữu của tôi thì ông ấy không thể hiểu được
ngôn ngữ của tôi. Im lặng là lời cầu nguyện của tôi, không hỏi là câu hỏi của
tôi, không ham muốn là ham muốn của tôi. Nó là tôi, nó là toàn bộ sự hiện hữu
của tôi."
Điều đó là nền tảng, điều
đó là nền móng, điều đó là cơ bản - nó tới từ chính gốc rễ. Từ radical (cơ bản)
có nguồn gốc từ "roots" (gốc rễ). Một câu hỏi cơ bản, nền móng, nền
tảng thì không bao giờ do tâm trí hỏi cả. Tâm trí không thể nào hỏi nó được;
tâm trí là bất lực về nó. Tâm trí chỉ giống như sóng trên đại dương. Bạn có thể
hỏi tôi sóng nào là sâu nhất không? Không sóng nào sâu cả, không sóng nào có
thể sâu cả, bởi vì sóng chỉ có thể tồn tại trên bề mặt, chúng không thể ở trong
chiều sâu được. Trong chiều sâu không có sóng.
Tâm trí là bề mặt, là sóng.
Mọi câu hỏi do tâm trí đặt ra đều hời hợt. Câu hỏi nền tảng được hỏi khi tâm
trí đã bị loại bỏ. Nó là câu hỏi vô trí, nó là câu hỏi hiện hữu. Thế thì bạn
đứng với câu hỏi chứ thậm chí không nói ra lời bên trong bạn, bởi vì ai sẽ nói
nó thành lời? Tâm trí đã bị gạt sang bên, toàn bộ sự tồn tại của bạn là dấu
hỏi.
Và khi câu hỏi nền tảng đó
được hỏi chỉ thế thì thầy mới trao cho bạn bản thân thầy trong tính toàn bộ của
thầy. Thầy có thể rót bản thân mình vào sự hiện hữu của bạn. Khi bạn hỏi một
câu hỏi nông cạn, thì tất nhiên câu trả lời nền tảng không thể được trao, bởi
vì nó sẽ rơi vào đôi tai chết, vào trái tim chết. Khi bạn hỏi một câu hỏi thì
phẩm chất của câu trả lời đã được quyết định trong nó.
Câu hỏi thứ sáu:
Thầy đã gọi chúng tôi là
"người cổ đại." Nếu chúng tôi đã từng sống với các bậc thầy khác
trong các kiếp quá khứ, thì làm sao lại có thể rằng chúng tôi đã bỏ lỡ họ một cách
nhất quán thế?
Bởi vì bạn là rất nhất
quán. Không nhất quát chút ít đi, bằng không thì bạn sẽ bỏ lỡ cả tôi nữa.
Câu hỏi thứ bẩy:
Thầy đã nói rằng Lão Tử
sinh ra đã già rồi. Làm sao ông ấy đạt tới trí huệ và sự chín muồi của mình
được? Liệu một bậc thầy có cần đưa ông ấy tới điểm mà ông ấy có thể được sinh
ra đã già không?
Bạn thậm chí không có khả
năng khôi hài. Bạn không hiểu chuyện đùa. Đây chỉ là những chuyện biểu tượng,
hay trong bản thân chúng, nhưng nếu bạn bắt đầu hỏi các câu hỏi về chúng thì chúng
trở thành xấu. Đấy là cách thức mà toàn bộ bí ẩn và thơ ca của sự vật bị mất
đi; và đó là điều đã được làm. Toàn bộ thượng đế học tất cả đều là về những câu
hỏi vô nghĩa như vậy. "Jesus có thực được sinh ra từ một người còn trinh
không?" Nó là một biểu tượng đẹp. "Jesus có thực phục sinh không khi
ông ấy đã chết, đã bị đóng đinh?'' Đây là một biểu tượng đẹp. "Có thật là
Lão Tử sinh ra đã già, tám mươi tư tuổi, vẫn còn trong bụng mẹ tám mươi tư
năm?" Đó là một chuyện đùa kiểu Lão Tử mà hay. Tôi ngờ rằng Lão Tử phải đã
cho lan truyền tin đồn này - không ai khác có thể làm được điều đó, điều đó là
tinh tế thế.
Nếu bạn hiểu chuyện đùa
này, thì bạn hiểu. Nếu bạn không hiểu xin đừng hỏi câu hỏi. Quên nó đi, bởi vì
câu hỏi sẽ phá huỷ nó hoàn toàn.
Tương truyền rằng bất kì
khi nào chuyện đùa được kể thì đều có ba loại tiếng cười. Tiếng cười thứ nhất
là từ người hiểu nó ngay lập tức - và chuyện đùa phải được hiểu ngay lập tức,
không lỗ hổng thời gian, bằng không thì bạn thiếu mất cảm giác khôi hài. Đó là
toàn bộ vấn đề của nó - rằng đột nhiên nó bật ra, đột nhiên nó chọc vào đâu đó
bên trong, và bạn biết nó là gì. Bạn có thể không có khả năng giải thích cho
người khác tại sao bạn cười, và bạn càng cố gắng giải thích, thì nó càng trở
thành thách đố hơn. Tại sao bạn cười? Đấy là một hiện tượng tinh tế. Nó xảy ra
như thế nào?
Khi ai đó kể chuyện đùa,
thì chuyện đùa đi vào hai mức, đó là cách tiếng cười được tạo ra. Trên một mức
mọi thứ đều đơn giản và bình thường, chẳng có gì đặc biệt, thế rồi bất thần có
chỗ ngoặt ở cuối, điểm nút; tại cuối bỗng nhiên có điểm rẽ ngoặt - bạn chưa bao
giờ trông đợi rằng điều này sẽ xảy ra. Đó là lí do tại sao nếu bạn đã nghe
chuyện đùa đó thì sẽ không thể nào cười được, bởi vì thế thì chỗ rẽ không có
đó, bạn đã biết nó. Khi chỗ rẽ bất thần tới mà bạn không hề ngờ tới, thậm chí
ngay một giây trước đó không hề ngờ tới... mọi thứ trên đất bằng và bỗng nhiên
bạn trên đỉnh Everest và mọi thứ đã thay đổi, và sự thay đổi buồn cười thế, phi
logic thế, bất hợp lí thế... bạn bột phát trong tiếng cười. Nếu bạn hiểu chuyện
đùa thì bạn hiểu nó ngay lập tức, không phải nỗ lực gì về phần bạn. Nó cũng
giống như satori hay samadhi.
Thế rồi có kiểu cười thứ
hai. Những người này hiểu chuyện đùa nhưng một chút ít lỗ hổng thời gian là cần
thiết. Thế rồi nó chạm vào trí não của họ, không vào toàn thể sự hiện hữu của
họ; tiếng cười của họ tới, nhưng tiếng cười này là từ đôi môi - hiện tượng trí
não. Tiếng cười thứ nhất là từ bụng, tiếng cười thứ hai chỉ từ đầu. Họ hiểu vấn
đề, nhưng trí não bao giờ cũng cần thời gian, nó không hiểu thấu rất nhanh
chóng về điều gì đó. Ngay cả người thông minh nhất thì cũng có chút ít ngu đần,
bởi vì bản chất của trí não là ở mức nó không thể nhảy được. Nó đi vào các bước
logic, nó cần thời gian, nó là một quá trình, một hiện tượng dần dần - từng
bước một bạn đạt tới kết luận.
Đó là tiếng cười thứ hai.
Nó sẽ mờ nhạt, không rất sâu sắc, không rất thảnh thơi, không phải là thanh
tâm, chỉ là hiện tượng trí não. Trong cái đầu, cái gì đó nhoáng lên, tạo ra
chút gợn sóng, có vậy thôi. Nhưng tiếng cười thứ nhất thì sâu sắc đến mức nếu
nó thực sự xảy ra, thì chuyện đùa có thể trở thành satori. Trong tiếng cười đó
tâm trí có thể biến mất hoàn toàn.
Thế rồi có loại tiếng cười
thứ ba... những người cười bởi vì người khác cười. Họ đã không hiểu, nhưng
không muốn bị coi là ngu bởi vì họ đã không hiểu, nên họ cười, sau cùng. Thấy
rằng mọi người đều cười, họ phải cười.
Mulla Nasruddin có lần tới
Pháp. Vợ anh ta đi cùng anh ta và họ tới xem hài kịch. Cô vợ ngạc nhiên, bởi vì
bất kì khi nào người này, người kể chuyện đùa trên sân khấu, để kể chuyện đùa
hay làm gì đó, thì Mulla cười to đến mức át cả toàn bộ thính giả. Mọi người bắt
đầu nhìn vào anh ta.
Cô vợ không thể hiểu được
bởi vì cô ấy biết rõ rằng anh ta chẳng hiểu tiếng Pháp. Cho nên cô ấy hỏi,
"Mulla, em đã sống với anh ba mươi năm rồi và em chưa bao giờ biết rằng
anh biết tiếng Pháp. Anh hiểu thế nào? Và sao anh cười to thế?"
Mulla nói, "Anh tin
cậy vào người này. Anh ta phải đang nói điều gì đó buồn cười và khi người ta
phải cười, thì sao cười cuối cùng? Sao không cười đầu tiên? Và khi người ta
phải cười, thì người ta nên cười to. Nó chẳng tốn kém gì và anh thì lại
thích"
Đây là loại tiếng cười thứ
ba - chẳng cái gì xảy ra cho bạn cả, nó chỉ là việc giả vờ. Bạn nghĩ rằng phải
có cái gì đó khôi hài, bạn tin cậy vào người này hay bạn tin cậy vào những
người khác đang cười và không cảm thấy ngu xuẩn bạn tham gia vào tiếng cười.
Bất kì khi nào một chuyện
đùa được kể thì bạn ngay lập tức bật ra ba loại tiếng cười này.
Đây chính là một chuyện đùa
kiểu Lão Tử. Không ai có thể sống trong bụng mẹ đến tám mươi tư năm được. Cho
dù Lão Tử có thể, nghĩ tới người mẹ nữa! Lão Tử có thể đã chứng ngộ và có thể
sống, nhưng người mẹ... người mẹ đáng thương, nghĩ về bà ấy nữa. Thậm chí chín
tháng cũng là quá nhiều, mà mãi tám mươi tư năm... Người mẹ chắc phải chết từ
trước đó lâu rồi.
Không, nó là khôi hài tinh
tế. Nó nói rằng Lão Tử sinh ra đã trí huệ. Nó là một thứ biểu tượng. Từ chính
thời thơ ấu của mình ông ấy đã trí huệ. Đó là ý nghĩa duy nhất. Ông ấy trí huệ
tới mức tin đồn lan rộng rằng ông ấy sinh ra đã già.
Jesus thuần khiết thế, làm
sao ông ấy có thể được sinh ra từ ham muốn nhục dục? Ông ấy đã được sinh ra từ
ham muốn nhục dục đấy, không có cách nào khác - cuộc sống không cho ngoại lệ.
Ông ấy đã được sinh ra từ tình yêu thông thường. Nhưng câu chuyện này nói điều
gì đó rất đẹp. Câu chuyện này không thực nhưng tôi nói nó là thực! Nó không
thực như một sự kiện nhưng nó là thực như chân lí. Và sự kiện là gì trước chân
lí? Sự kiện là tính sự kiện thông thường của cuộc sống. Không, mẹ của Jesus
không phải là đồng trinh - nếu bạn đi vào sự kiện thông thường. Nhưng bà ấy là
đồng trinh, bằng không thì làm sao một sự thuần khiết như vậy, một đứa trẻ hồn
nhiên như vậy có thể được sinh ra từ bà ấy? Bà ấy là đồng trinh. Bà ấy phải rất
rất hồn nhiên, tuyệt đối hồn nhiên, dường như bà ấy chưa bao giờ biết bất kì
đàn ông nào. Đó là ý nghĩa. ý nghĩa là dường như - dường như bà ấy chưa bao giờ
biết tới dục là gì, dường như bà ấy chưa bao giờ biết giao hợp là gì. Nhưng đấy
là "dường như"; một khi bạn bắt đầu buộc chúng thành sự kiện thì bạn
ngu. Và tất cả các nhà thần học đều ngu cả. Họ cố gắng chứng minh rằng có, bà
ấy là đồng trinh, và Thượng đế đã cho phép một ngoại lệ vào khoảnh khắc đó của
lịch sử.
Đây là cách nói một điều đẹp
đẽ nào đó không thể nào được nói khác đi. Đấy chỉ là việc nói rằng Jesus tới từ
một nguồn đồng trinh, Jesus tới từ hồn nhiên thuần khiết không biết gì tới bất
kì ô uế nào của thế giới và thân thể. Có vậy thôi. Đừng nhấn mạnh rằng điều đó
phải được giải thích bởi vì việc giải thích giết chết chính linh hồn của nó.
Câu hỏi cuối cùng:
Thầy đã nói rằng thầy đơn
thuần là sự hiện diện và không thể làm cái gì cả. Nhưng tôi và mọi người khác
mọi lúc đều cảm thấy rằng trong từ bi của thầy với chúng tôi thì thầy đang ảnh
hưởng tới chúng tôi và các sự kiện đem chúng tôi tới gần hơn ngôi đền của thầy.
Đây có phải là trí tưởng tượng của chúng tôi đang giở thủ đoạn không?
Tôi không thể làm gì được
nhưng sự hiện diện của tôi thì có thể. Khi tôi nói tôi không thể làm gì được,
tôi chỉ ngụ ý rằng không cái tôi nào tồn tại trong tôi; người làm đã tan biến.
Cho nên không có người làm thì làm sao bạn làm được cái gì? Nhưng mọi sự xảy
ra. Và khi người làm tan biến thì những điều lớn lao xảy ra. Tôi không thể đòi
chủ quyền lên chúng hay quyền người làm lên chúng - tôi không là người làm.
Trong thực tế tôi không hiện hữu. Tôi chỉ là sự hiện diện mà không có cái nhãn
nào gắn vào nó, chỉ là lối mở. Nhiều điều là có thể nếu bạn ở trong sự hiện
diện của tôi. Nếu bạn cho phép sự hiện diện của tôi đi vào trong bạn, tan chảy
trong bạn, trở thành một phần của bạn, thì nhiều điều là có thể. Ngay cả điều
không thể cũng thành có thể - nhưng tôi không là người làm, điều đó xảy ra. Tôi
không đặc biệt làm điều đó.
Tôi cũng là một người quan
sát như bạn là người quan sát. Điều đó đang xảy ra. Nếu bạn ra mặt trời và bảo
mặt trời rằng bạn rất biết ơn bởi vì nó đã phá huỷ bóng tối cho bạn trên trái
đất lâu thế, thì mặt trời sẽ ngạc nhiên. Mặt trời sẽ nói, "Ta không biết
bóng tối là gì. Ta chưa bao giờ bắt gặp nó. Ta chưa bao giờ phá huỷ nó, bởi vì
làm sao bạn có thể phá huỷ một thứ mà bạn chưa bao giờ bắt gặp?" Nhưng
điều đang xảy ra tất cả đều là một: ánh sáng tới, bóng tối biến mất.
Nếu bạn cho phép sự hiện
diện này đang ở đây, thì nhiều điều là có thể. Bóng tối có thể biến mất, nhưng
tôi không là người làm. Tôi không ép buộc điều gì lên bạn bởi vì điều đó sẽ là
bạo hành, và cho dù nó không phải là bạo hành thì tôi cũng không thể làm điều
đó bởi vì người làm không còn nữa. Nếu bạn tới trong tôi thì bạn sẽ không gặp
ai ở đó cả. Ngôi đền là tuyệt đối trống vắng. Ngôi đền thực bao giờ cũng trống
rỗng. Nếu bạn tìm thấy một Thượng đế ngồi bên trong, thế thì nó là ngôi đền
nhân tạo. Cái không là ngôi đền duy nhất.
Vâng, tôi không làm gì cho
bạn cả, nhưng nhiều điều xảy ra. Cho nên đừng nghĩ rằng điều này có thể là
tưởng tượng, bởi vì đây có thể là thủ đoạn của tâm trí mà nghĩ rằng điều này là
tưởng tượng. Bởi vì thế thì tâm trí có thể đóng. Việc nghĩ rằng điều này là
tưởng tượng, là sự phóng chiếu, thế này thế nọ, thì tâm trí có thể đóng và thế
thì mọi sự sẽ dừng lại.
Bạn không nghe tâm trí.
Trong khi bạn ở cùng tôi thì đừng cùng với tâm trí của bạn. Tôi là vô trí; cách
duy nhất để ở cùng tôi là cũng là vô trí và thế thì mọi sự xảy ra. Không ai làm
chúng, chúng đơn giản xảy ra theo cách của chúng
.
Ngồi im lặng, tĩnh lặng
cùng tôi, bạn trưởng thành. Không ai làm gì cả, cả tôi cũng không mà bạn cũng
không. Chỉ ngồi im lặng, sự tồn tại bên trong bạn sẽ trưởng thành theo cách của
nó.
Xem tiếp - Quay về Mục lục