Osho - Đạo: Ba Kho Báu (Tập 3)
Chương 8: Đây là hoàng hậu Cleopatra
Câu hỏi 1
Tôi cảm thấy tự tin nhiều tới mức tôi sẽ chứng ngộ rất sớm; nhưng
thế rồi tôi cảm thấy rằng tôi sẽ tốt nếu chứng ngộ của tôi bị chậm lại chút ít
bởi vì dường như có niềm vui trong để trễ chứng ngộ lớn hơn là trong việc được
chứng ngộ... Tại sao?
Đừng cảm thấy nhiều tin
tưởng thế, bằng không nó sẽ bị để trễ lại mãi mãi đấy. Tự tin không phải là
phẩm chất cho cuộc hành trình bên trong, nó là rào chắn.
Trong thế giới bên ngoài tự
tin là sự giúp đỡ, là cái phải có. Không có nó bạn không thể đi bất kì đâu
trong thế giới bên ngoài, bởi vì bản ngã được cần tới, một loại điên khùng được
cần tới. Nhưng khi bạn đi tới cái bên trong, tất cả những phẩm chất có ích
trong cuộc hành trình bên ngoài trở thành chướng ngại. Cái ngã là không được
cần tới, tự tin không được cần tới.
Người ta phải hoàn toàn mất
đi cái ngã, chỉ thế thì mới có khả năng của chứng ngộ. Bạn chưa bao giờ trở nên
chứng ngộ. Khi bạn không có, có chứng ngộ. Đó là điều đầu tiên cần ghi nhớ.
Và điều thứ hai là - làm
sao bạn có thể so sáng rằng cái nào là tốt hơn, chứng ngộ hay chờ đợi nó? So
sánh là có thể chỉ khi bạn đã trở nên chứng ngộ. Khi bạn biết cả hai, thế thì
bạn có thể so sánh.
Đừng tự lừa mình. Đừng cố
hợp lí hoá nó. Bởi vì bạn phải đợi, bạn bây giờ đang cố hợp lí hoá nó, rằng có
nhiều cái đẹp, nhiều hạnh phúc, phúc lạc, trong chờ đợi. Nếu trong chờ đợi có
nhiều phúc lạc, phúc lạc hơn chứng ngộ thế thì những người đã đạt tới nó đều
ngu cả. Phật, Lão Tử, Krishna, Jesus - ngu, toàn lũ ngu! Thế thì phỏng có ích
gì mà cố đạt tới nó?
Không, bạn đang cố tự lừa
mình thôi. Chẳng ở đâu nó dường như đang tới gần hơn... và tâm trí rất tinh
ranh và rất thủ đoạn; nó nói, "Ai vội nào? Nếu nó không tới điều đó là rất
hay; chờ đợi là tốt, và rất phúc lạc!"
Bây giờ bạn đang cố che
giấu bất lực. Theo cách này, bạn có thể cứ đi trong vòng tròn. Đầu tiên, nó bị
làm trễ - và nó sẽ bị làm trễ thôi, nó có thể bị làm trễ mãi mãi nếu quá nhiều
cái ngã có đó. Nó bị làm trễ bởi vì bạn! Không phải là có phúc lạc nào trong
chờ đợi đâu - chờ đợi bao giờ cũng khổ, chờ đợi bao giờ cũng treo ở giữa, nó là
ở trong tình trạng lấp lửng; chờ đợi bao giờ cũng căng thẳng, nỗi khổ - bằng
không ai muốn đạt tới? Bạn chờ đợi để làm gì? Bạn chờ đợi để đạt tới! Chờ đợi
không thể hay được - nhưng bạn cố tự an ủi bản thân mình.
Vứt cái ngã đi, và vứt an
ủi giả tạo đi, bởi vì không ai khác bị lừa bởi nó ngoại trừ bản thân bạn. Bạn
không lừa được ai cả, nhưng bạn có thể tự lừa mình, mãi mãi.
Vứt cái ta đi, vứt cái 'quá
nhiều tự tin' đi, nó là bản ngã, và bỗng nhiên có chứng ngộ - không cần chờ
đợi! Chờ đợi có đó bởi vì các chướng ngại bạn đang tạo ra. Chứng ngộ không tạo
ra chướng ngại trên con đường của bạn. Thượng đế không đẩy bạn xa khỏi bản thân
ngài. Không ai tạo ra bất kì khó khăn nào cho bạn. Nếu bạn không đạt tới đó chỉ
là vì bạn.
Cho nên vứt bỏ tự tin đi,
vứt bỏ cái ngã, và thế thì đột nhiên bạn thấy rằng chứng ngộ không phải là cái
gì đó xảy ra cho bạn; chứng ngộ là chính bản tính của bạn, chính bản thể bạn.
Khi cái ngã không có - nó có; thế thì nó là bản thân bạn.
Và quên mọi an ủi đi.
Bạn phải đã nghe, đích thân
tôi đã nói điều đó nhiều lần, câu chuyện nổi tiếng về con cáo và chùm nho. Một
trong những người rất phi thường, Aesop, đã viết nó. Cáo tới gần cây, và cây
đầy quả nho, hàng chùm nho. Nó nhảy lên, nó cố gắng lắm, nhưng không thể với
lên nho được, chúng ở quá xa, cú nhảy của nó không đủ dài. Thế rồi nó nhìn
quanh - liệu có ai đang quan sát không? Một con thỏ trắng nhỏ đang quan sát từ
bụi cây, và thỏ ta hỏi, "Cô ơi, có chuyện gì vậy? Cô không thể với tới
chùm nho sao?" Cáo nói, "Không, con ơi, đấy không phải là vấn đề. Nho
còn chua mà."
Đây là an ủi.
Tôi bảo bạn nho không bao
giờ chua - ít nhất nho của chứng ngộ; không bao giờ chua; chúng bao giờ cũng
chín và ngọt; và nếu bạn không thể với tới được, đừng cố tự an ủi mình rằng bạn
thích chờ đợi, cố hiểu tại sao bị buộc phải chờ đợi đi. Ai đang buộc bạn chờ
đợi? Bạn sẽ không tìm ra bất kì ai khác, chỉ bản thân bạn, cái tự tin đó và cái
ngã.
Câu hỏi 2
Hỗn độn đang xuất hiện ngày
nay trong thời đại của chúng ta có khác gì với hỗn độn của các thời đại khác
không? Có cảm giác là dầu sao đó cũng là thời đại đặc biệt. Hay vấn đề là mọi
thời đại đều đặc biệt?
Vâng, mọi thời đại đều đặc
biệt, mọi khoảng khắc đều đặc biệt. Nhưng mọi thời đại đều cảm thấy rằng thời
đại này là đặc biệt. Đó là bản ngã của thời đại. Mọi thời đại bao giờ cũng cảm
thấy rằng chưa bao giờ có thời như vậy, thời cách mạng như vậy, hỗn độn như
vậy, chiến tranh như vậy, tri thức như vậy, trí huệ như vậy - nhưng cái gì đó
là đặc biệt.
Tôi đã nghe - tôi không
biết nó đúng đến đâu, nhưng nó phải vậy; biết tâm trí con người nó phải vậy -
khi Adam và Eve bị đuổi khỏi vườn Địa đàng, người ta nói rằng lời đầu tiên đã
được thốt ra, khi ra khỏi cổng, là lời Adam nói với, "Em yêu, đây là thời
cách mạng vĩ đại nhất chúng ta đang trải qua."
Ngày đầu tiên của thế giới,
đúng hơn khoảnh khắc đầu tiên, bước đầu tiên trong thế giới - và cách mạng!
'Đây là thời cách mạng vĩ đại nhất chúng ta đang trải qua.' Và kể từ đó mọi
Adam đều cảm thấy rằng, và mọi Adam đều nói với mọi Eve, "Em yêu, đây là
thời vĩ đại nhất chúng ta đang sống qua, rất đặc biệt."
Tại sao điều này xảy ra?
Thời đại là đặc biệt, tôn giáo bạn được sinh ra là đặc biệt, Thầy bạn đi theo
là đặc biệt - vĩ đại nhất trên thế giới, cuốn sách bạn tin tưởng được đích thân
Thượng đế viết ra chứ không bởi người thường, mọi thứ thuộc về bạn đều đặc biệt
- đây là cách bản ngã được giúp đỡ, được hỗ trợ; đây là những chỗ dựa.
Đất nước bạn được sinh ra
là đặc biệt. Nếu bạn là người Ấn Độ, thế thì đất nước là thiêng liêng. Nếu bạn
là người Anh thế thì bạn biết rõ rằng bạn là người giỏi nhất trên thế giới. Nếu
bạn là người Pháp - hệt điều đó.
Điều này xảy ra; và điều
này là phương pháp tinh ranh tới mức bạn sẽ không nhận biết về điều bạn đang
làm cho bản thân mình: làm cho tôn giáo của bạn thành đặc biệt, bạn trở thành
đặc biệt. Không phải là Ki tô giáo là đặc biệt, thực tế chính bạn mới đặc biệt
thế! Bởi vì bạn mà Ki tô giáo dường như đặc biệt. Không phải Ấn Độ là mảnh đất
thiêng liêng, chính bởi vì bạn, bạn tôn giáo thế! Con người bạn thiêng liêng
thế! Bởi vì bạn mà toàn thể Ấn Độ trở thành nước tôn giáo, đặc biệt. Bất kì chỗ
nào bạn được sinh ra, cùng điều đó sẽ xảy ra. Nếu bạn được sinh ra ở Hà Lan,
hay ở Trung Quốc, cùng điều đó sẽ xảy ra.
Cố nhìn vào trong nó. Thế
giới bao giờ cũng hoặc bình thường hoặc phi thường, bởi vì chẳng ích gì mà nói
rằng nó bao giờ cũng phi thường, điều đó không tạo ra khác biệt gì. Nếu có
những khoảnh khắc bình thường chỉ thế thì những khoảnh khắc nào đó mới là phi
thường. Cho nên bạn hoặc có thể nói rằng thế bao giờ cũng bình thường, thời đại
bình thường, đất nước, tôn giáo - mọi thứ, hoặc bạn có thể nói nó bao giờ cũng
phi thường - nó là như nhau thôi, bởi vì thế thì chẳng có gì để mà so sánh, để
làm tương phản. Và dần dần, nếu bạn vứt bỏ những chỗ dựa này, bỗng nhiên bạn sẽ
biến mất. Nước của bạn bình thường sao? - thế thì bạn không thể bước đi một
cách thật lòng như bạn vẫn thường bước. Ngôn ngữ của bạn bình thường sao? - thế
thì bạn sẽ ngần ngại một chút. Nếu mọi thứ đều bình thường: việc sinh của bạn,
gia đình bạn, thế này và thế nọ, thế thì làm sao bạn có thể giúp cho bản ngã
mạnh được? Mọi chỗ dựa bị rút đi - bản ngã sụp xuống đất.
Đây là chính các thủ đoạn
rất tinh vi.
Tôi đã nghe nói về một giáo
sư, giáo sư triết học tại đại học Paris. Một hôm bỗng nhiên ông ấy nói với sinh
viên: "Tôi là người vĩ đại nhất trên thế giới!" Họ không thể nào tin
nổi vào điều đó! Vị giáo sư bình thường này - và với điều đó nữa, không phải là
giáo sư vật lí mà triết học; thậm chí chẳng ai tới đó học tập, hiếm hoi lắm,
một người điên nào đó tới, và không ai bận tâm về Khoa của ông ấy, khoa bị lãng
quên nhất trong đại học, và ông ấy là người vĩ đại nhất trên thế giới sao? Họ
cười. Họ nói, "Chúng tôi bao giờ cũng nghe nói rằng triết gia có chút ít
lẩm cẩm, nhưng bây giờ ông chứng minh điều đó. Ông là người vĩ đại nhất trên
thế giới sao? Thế thì Richard Nixon thì sao? Và Mao Trach Đông? Và Indira
Gandhi? Về những người này thì sao?"
Ông ấy nói, "Đợi đó!
Bất kì khi nào tôi nói cái gì đó tôi đều chứng minh nó, tôi là nhà logic mà.
Tôi sẽ chứng minh điều đó. Tôi có bằng chứng, chừng nào tôi không có bằng chứng
tôi sẽ không bao giờ đưa ra phát biểu như thế."
Hôm sau ông ấy đem tới một
tấm bản đồ thế giới. Ông ấy đóng nó lên tường và ông ấy nói, "Lại đây, bây
giờ tôi sẽ chứng minh điều đó. Nước nào lớn nhất trên thế giới? Tất nhiên đó là
nước Pháp vì tất cả mọi người đều là người Pháp. Cho nên toàn thế giới bị bỏ
đi, chỉ mỗi Pháp còn lại. Và thế rồi ông ấy nói, "Thành phố nào lớn nhất ở
Pháp?" Tất nhiên đó là Paris, mọi người đều là người Paris. Thế rồi ông ấy
nói, "Và chỗ nào vĩ đại nhất ở Paris?" Tất nhiên đó là đại học, thành
trì của khôn ngoan. Bây giờ sinh viên bắt đầu cảm thấy chút ít bất ổn bởi vì
ông ấy đang đi tới chính vấn đề, và bây giờ sẽ khó bác bỏ. Và thế rồi ông ấy
nói, "Khoa nào tốt nhất và vĩ đại nhất trong đại học?" Tất nhiên nó
phải là triết học: cổ đại nhất, với hầu hết các tri thức bí mật. Và ai là
trưởng khoa triết học? Ông ấy là người vĩ đại nhất trên thế giới.'
Đây là cách tất cả các bạn
vận hành. Đây là logic, đây là bằng chứng.
Xin đừng ngu xuẩn. Cứ để
các triết gia ngu xuẩn, bạn không cần vậy. Vứt mọi cái vô nghĩa như vậy đi. Nó
toàn là rác rưởi. Và một khi bạn vứt nó đi rồi, bạn sẽ cảm thấy sạch sẽ thế. Cứ
dường như bạn vừa tắm trong vĩnh hằng. Bạn sẽ cảm thấy được nhẹ gánh thế, trẻ
trung thế, bởi vì tất cả những cái mục nát này trong đầu bạn đều làm cho bạn
thành mục nát. Bạn ốm yếu bởi vì nó. Bạn không thể mạnh khoẻ được chừng nào bạn
còn chưa vứt tất cả những rác rưởi này đi.
Đơn giản, bình thường thôi.
Mọi thứ đều bình thường - hay bạn có thể gọi nó là phi thường, điều đó không
tạo ra khác biệt gì. Sáng nay là phi thường như mọi sáng.
Và mọi người bao giờ cũng
nghĩ như thế. Bất kì khi nào bạn rơi vào trong tình yêu bạn đều cảm thấy - người
đàn bà này, đây là hoàng hậu. Cleopatra. Chưa bao giờ có người đàn bà như
vậy... Nhưng mọi người yêu đều đã cảm thấy giống như thế. Và không chỉ có thế,
bạn sẽ rơi đi rơi lại vào tình yêu, và lặp đi lặp lại bạn sẽ cảm thấy rằng,
"Bây giờ đây mới là Cleopatra thực; người kia chẳng là gì cả"; và bạn
sẽ quên rằng bạn đã từng nói cùng điều đó với nhiều đàn bà.
Mọi người yêu đều cảm thấy
một bản ngã tôn cao. Và điều này đã là nguyên nhân của nhiều khổ trên thế giới.
Người Ki tô giáo nghĩ họ đặc biệt, những người đã được Thượng đế chọn. Người Do
Thái nghĩ họ là rất đặc biệt, Thượng đế đã làm cho họ thành giống nòi được
chọn. Và điều đó đã tạo ra nhiều khổ trên thế giới. Nếu bạn là giống nòi được
chọn thế thì bạn được tha thứ cho mọi tội lỗi, bạn có thể làm bất kì cái gì bạn
thích.
Không ai được chọn hay mọi
người đều được chọn! Con chó trên phố là chó được chọn, và cỏ thường là được
chọn, và các vì sao là được chọn, bạn cũng được chọn - hoặc tất cả đều được
chọn hoặc không ai được chọn, điều đó do bạn quyết định.
Nhưng đừng bao giờ nói 'Tôi
được chọn' bởi vì thế thì với người khác thì sao?
Người điên như Adolf
Hitler, Mussolini, Tojo, Stalin, tất cả họ đều cảm thấy họ là những người được
chọn: họ được làm ra để cai trị, còn người khác được làm ra để bị cai trị.
Những người này tạo ra rắc rối. Nhưng bạn cũng có cùng hạt mầm đó bên trong
mình; nếu bạn cho phép nó phát triển bạn có thể trở thành một Adolf Hitler.
Không ai đặc biệt. Cuộc
sống đẹp thế trong tính bình thường của nó, phi thường thế trong tính bình thường
của nó, sao đem những quan niệm vô nghĩa này vào trong nó và làm rối nó lên?
Câu hỏi 3
Tội nhân có xứng được chứng
ngộ không?
Còn ai khác? Thánh nhân đã
chứng ngộ rồi, chỉ mỗi tội nhân được bỏ lại để được chứng ngộ.
Nhưng tôn giáo đã dạy bạn
cái gì đó đang tạo ra vấn đề. Họ đã kết án bạn là tội nhân - làm sao bạn có thể
trở nên chứng ngộ được?
Tội lỗi không là gì ngoài
sai sót. Không có kết án trong từ này - nó chỉ là sai sót! Và những người phạm
sai sót, họ học.
Mọi thánh nhân đều đã từng
là tội nhân. Chưa bao giờ có thánh nhân nào không từng là tội nhân, bằng không
làm sao người đó đi tới thành thánh nhân được? Người đó đi, người đó phạm sai
sót, người đó đi lạc lối, người đó ngã cả triệu lần, và đứng dậy lần nữa. Người
đó đã đạt tới. Toàn thể cuộc hành trình người đó đã là tội nhân. Bây giờ người
đó đã học, và bây giờ không sai sót nào xảy ra. Người đó đã trở thành trí huệ
qua phạm tội, qua sai sót. Người đó biết. Người đó đã trở nên chứng ngộ. Từ
bóng tối của đêm buổi sáng được sinh ra.
Mọi thánh nhân đều đã từng
là tội nhân, và mọi tội nhân sẽ trở thành thánh nhân. Quá khứ của thánh nhân
nhất định là của tội lỗi, và tương lai của mọi tội nhân nhất định là tính thánh
thiện. Cho nên giữa thánh nhân và tội nhân chỉ một khác biệt của quá khứ và
tương lai, có vậy thôi. Đừng cảm thấy bị kết án. Tội lỗi trong bản thân nó là
đủ, sao làm nặng bản thân bạn thêm nữa bằng kết án?
Tỉnh táo, có vậy thôi. Bạn
sẽ phải phạm sai lầm, nhưng đừng phạm cùng sai lầm lặp đi lặp lại, có vậy thôi.
Tỉnh táo, quan sát - và học! Thực tế nếu bạn hỏi tôi, thế thì tôi sẽ bảo bạn
rằng thế giới tội lỗi là thế giới của học tập. Người ta không thể học mà không
có nó. Người ta phải đi sâu vào tội lỗi.
Cũng giống như rễ cây: rễ
ăn càng sâu, cành vươn càng cao. Cây mọc tới chiều cao lớn, nhưng nó phụ thuộc,
dựa vào rễ ăn ngày càng sâu hơn và sâu hơn và sâu hơn.
Nếu bạn bắt gặp một thánh
nhân lớn bạn phải biết rằng ông ấy phải đã phạm tội lớn. Rễ phải đi sâu! Bằng
không làm sao ông ấy có thể biết nhiều thế? Nếu ông ấy chưa bao giờ phạm tội
ông ấy sẽ không hồn nhiên mà ngu xuẩn.
Có những thánh nhân ngu nữa
- với tôi họ không phải là thánh nhân, họ đơn giản sợ mọi người, kẻ hèn nhát.
Họ chưa bao giờ phạm tội, họ chưa bao giờ đi lạc lối, họ bao giờ cũng níu bám
lấy đường đúng, con đường được đi nhiều, tới ý thức hệ mà xã hội đã trao cho
họ, những quan niệm tôn giáo đã nhồi vào tâm trí họ, những ước định họ đã từng
được sinh ra trong đó - họ đã níu bám lấy nó, họ chưa bao giờ đi lạc lối, họ là
kẻ hèn nhát, họ đã không học gì.
Với tôi, giá trị của họ là số
không. Họ có thể là người tốt, nhưng cái tốt của họ không có vị mặn. Nó không
mùi vị. Nó có chút ít đờ đẫn và chết.
Bạn sẽ thấy hai kiểu thánh
nhân trên thế giới: một kiểu, người mang tính thánh thiện chỉ từ sợ, người, do
sợ địa ngục, sợ hậu quả, chưa bao giờ phạm tội. Người đó gần như thánh nhân đất
sét, không thực, người đó đã không đạt tới cái gì cả; và bạn sẽ không tìm thấy
ở người đó trí huệ, bởi vì người đó sẽ kiếm được trí huệ từ đâu? Người đó chưa
bao giờ đi lạc lối, làm sao người đó trở nên chín chắn được? Người đó sẽ là đứa
trẻ, dốt nát, ngu xuẩn và đần độn; không hại, nhưng bạn không thể học được gì
từ người đó. Nhiều nhất người đó có thể dạy bạn cái đần độn của mình, cái hèn
nhát của mình.
Có kiểu thánh nhân khác -
bạn may mắn nếu bạn có thể tìm thấy một thánh nhân kiểu khác này, bởi vì nếu
một trăm thánh nhân tồn tại, chín mươi chín người là đần độn. Nó phải là vậy -
đó là tỉ lệ giữa đần độn và thông minh, cho nên nó bao giờ cũng phải là cùng tỉ
lệ ở mọi nơi. Trong thế giới này, trong bãi chợ, cùng tỉ lệ này tồn tại: chín
mươi chín người đần, một người thông minh, trí huệ, nhận biết. Cùng tỉ lệ này
phải được phản ánh vào các thánh nhân nữa - trong mọi chiều!
Nếu bạn có thể tìm ra một
người đã sống, và sống một cách nguy hiểm, và đi theo mọi chiều mà không sợ gì,
và đã học qua kinh nghiệm để siêu việt lên trên tội lỗi - không phải là người
đó chưa bao giờ phạm phải tội lỗi, người đó đã phạm nó, và người đó đã phạm nó
một cách toàn bộ và mãnh liệt, đó là lí do tại sao người đó có thể siêu việt
lên trên nó; người đó có thể thấy nó xuyên suốt, người đó có thể thấy chính cái
ngớ ngẩn của nó, đó là lí do tại sao người đó đã siêu việt lên trên nó; nếu bạn
có thể tìm ra một thánh nhân như thế - chỉ qua người đó con đường mới đi qua.
Jesus có thể nói cho mọi
người, "Ta là con đường." Jesus không phải là thánh nhân đần thông
thường. Đó là lí do tại sao ông ấy đã bị đóng đinh. Nếu như ông ấy đã là thánh
nhân đần thông thường ông ấy chắc đã được tôn thờ rồi! Người Do Thái chắc đã
tuyên bố về ông ấy: Đây là con của Thượng đế! Nhưng rắc rối là ở chỗ cách thức
của ông ấy không đích xác đúng - như người Do Thái vẫn nghĩ cái đúng là vậy;
chúng không đích xác là đạo đức.
Lúc thì ông ấy ở với gái
mãi dâm. Điều này không giống kiểu thánh. Lúc thì ông ấy ở với kẻ say, và ông
ấy hay tự uống rượu - ông ấy thích uống. Và ông ấy đi với đủ loại người - ông
ấy không thể được kính trọng theo bất kì cách nào, ông ấy đã không chăm nom
chút nào tới sự kính trọng. Người vô đạo, bị xã hội kết án, đều là bạn ông ấy.
Ông ấy đi theo đủ mọi loại bầu bạn.
Đó là lí do, lí do căn bản
tại sao tất cả các linh mục và mọi kẻ đần, cái gọi là thánh nhân, đều chống lại
ông ấy, bởi vì sâu bên dưới ông ấy đang chặt rễ của đạo đức cổ: Người này là
nguy hiểm, người này phải bị tiêu diệt, bởi vì người đó đang đem cái gì đó vào
trong thế giới đang hỗn độn vì đạo đức bình thường - bởi vì đạo đức bình thường
sống theo qui tắc, còn thánh nhân sống theo nhận biết, không theo qui tắc.
Qui tắc dành cho những kẻ
hèn. Thánh nhân sống bằng kỉ luật bên trong của mình, ông ấy không tin vào kỉ
luật khác. Tâm thức riêng của ông ấy là luật duy nhất. Ông ấy theo nó. Bất kì
nơi đâu nó đưa tới, ông ấy đều sẵn sàng đi - nếu nó đi xuống địa ngục ông ấy sẽ
xuống địa ngục. Bởi vì đó là cách của ông ấy để biết chân lí. Ông ấy theo bản
thể riêng của ông ấy. Ông ấy không theo bất kì ai để ép buộc bất kì cái gì lên
mình. Ông ấy nổi dậy.
Thánh nhân bình thường là
vô hại nhưng thánh nhân như vậy là nguy hiểm - cho xã hội, cho văn hoá, cho
cách sống cố định, cho nguyên trạng, cho thể chế. Jesus phải đã trông như kẻ
hippie - nổi dậy, phá vỡ mọi qui tắc.
Đó là cách người ta nên
sống! Bởi vì chừng nào bạn còn chưa sống tự do toàn bộ, chừng nào bạn còn khổ
qua chọn lựa riêng của mình, bạn sẽ không siêu việt lên trên bất kì cái gì. Bạn
sẽ vẫn còn là thánh nhân đất sét.
Bạn hỏi, "Tội nhân có
xứng được chứng ngộ không?" Và tôi nói, còn ai khác? Người đó đã kiếm được
nó. Qua tội lỗi người đó đã khổ. Qua tội lỗi người đó đã trở thành chín chắn.
Nhưng tôi không nói rằng chỉ bằng phạm tội bạn sẽ đạt tới nó. Bằng không thì
tất cả mọi người đã đạt tới rồi! Tội lỗi cộng với nhận biết - điều đó phải là
công thức. Tội lỗi cộng với nhận biết. Thế thì đi bất kì chỗ nào bạn muốn, và
làm bất kì cái gì bạn thích - nhận biết đó sẽ đem bạn trở lại, nhận biết đó bao
giờ cũng là chiếc thang qua đó bạn có thể siêu việt lên bất kì kinh nghiệm nào.
Nếu Jesus được sinh ra ở Ấn
Độ ông ấy chắc đã không bị đóng đinh, không. Điều đó chưa bao giờ là thực hành
của chúng ta ở đây, bởi vì chúng ta thậm chí đã biết những người nguy hiểm hơn
- Jesus chưa là gì. Chúng ta đã biết Krishna. Thực tế, có mọi khả năng là
christ là hình dạng bị bóp méo của krishna. Jesus phải đã cho cái gì đó có phẩm
chất của Krishna. Trong tiếng Bengali, Krishna là is kristo; trong nhiều ngôn ngữ
châu Âu Christ là Cristo. Christ dường như là một dạng của krishna; Christ
không phải là tên của Jesus. Jesus Christ nghĩa là Jesus Krishna - cái gì đó
của Krishna đã ở trong ông ấy. Ở trong tình yêu với Mary Magdalene; cái gì đó
như Krishna trong tình yêu với Radha.
Người Do Thái không thể tin
được vào điều đó. Họ là người rất đạo đức; toán học, tính toán: và ở đây con
người này đến và ông ấy sẽ phá huỷ toàn thể cấu trúc!
Chúng ta cho phép Krishna
có mười sáu nghìn bạn gái. Chúng ta gọi họ là gopis. Gopi là từ hay hơn bạn
gái, đáng yêu hơn và sâu sắc hơn. Mười sáu nghìn chúng ta đã cho phép ông ấy và
chúng ta chưa bao giờ đóng đinh người này. Và không phải tất cả đều lấy ông ấy,
vài người trong số họ là vợ của người khác. Bản thân Radha không phải là vợ của
ông ấy, nhưng là vợ của ai đó khác.
Mới vài ngày trước đã có
một vụ kiện ở Uttar Pradesh, trong toà án, về mảnh đất nào đó. Một mảnh đất nào
đó trong hàng thế kỉ đã mang tên Radha Krishna. Bây giờ qui tắc mới đã tới và
mảnh đất đó không thể lấy tên của một người. Nhưng quan toà đã đưa ra phán
quyết của ông ta - và điều đó là hay; ông ta nói: "Bởi vì nó là theo tên
của Radha Krishna nó không phải là theo tên của một người, và bởi vì Radha chưa
bao giờ là vợ hợp pháp của Krishna, đây là hai người. Cho nên mảnh đất này có
thể vẫn còn như nó vậy, bởi vì nó mang tên của hai người, và với hai người,
mảnh đất đó có thể được phép."
Tên vợ của Krishna, mọi
người đã hoàn toàn quên mất. Tên cô ấy là Rukmani. Đó là cái tên đã hoàn toàn
bị quên lãng. Radha không phải là vợ ông ấy. Radha là tình nhân của ông ấy.
Và Ấn Độ chưa bao giờ bận
tâm giết con người này. Thay vì thế ngược lại chúng ta đã nói rằng ông ấy là
hoá thân tuyệt đối, cái toàn bộ tới từ Thượng đế xuống thế gian này. Tại sao
chúng ta đã gọi ông ấy là Thượng đế toàn bộ? Bởi vì ông ấy có thể phạm tội lỗi
như tội nhân, tội nhân lớn nhất, và ông ấy vẫn còn như thánh - vĩ đại nhất đã
từng được biết tới. Hai cực gặp gỡ trong ông ấy. Ông ấy là toàn bộ.
Nếu thánh nhân đơn giản là
thánh nhân và chưa bao giờ phạm tội thì ông ấy là một cực. Cái gì đó bị thiếu.
Khi một người là hai cực, và cả hai cực đều có đó, người đó là toàn bộ và sống
động. Người đó là cả đêm và ngày, sống và chết, hỗn độn và hài hoà.
Cho nên bạn hỏi, "Tội
nhân có xứng được chứng ngộ không?" Tôi bảo bạn, "Có. Chỉ tội nhân
mới xứng thôi. Nhưng nhận biết phải được đem vào."
Cho nên tôi không kết án
tội lỗi. Tôi chỉ chỉ dẫn cho bạn: Phạm tội, nhưng phạm tội với tâm trí ý thức,
tỉnh táo, nhận biết.
Làm bất kì cái gì bạn
thích. Nếu bạn muốn uống rượu, thì uống, nhưng vẫn còn tỉnh táo. Chẳng mấy chốc
bạn sẽ thấy rằng điều này là không thể được. Khi bạn uống rượu bạn mất nhận
biết, và khi bạn mất nhận biết nó đơn giản là tội lỗi. Thế thì không có khả
năng nào của tính thánh thiện xảy ra trong nó. Nếu bạn có thể uống và vẫn còn
tỉnh táo, cứ uống nhiều như bạn muốn - nó là nước, không gì khác.
Người ta nói rằng Jesus
biến nước thành rượu. Tôi dạy bạn thủ đoạn khác - cách biến rượu thành nước:
nhận biết. Thế thì bạn sẽ làm phép màu còn lớn hơn Jesus đã từng làm.
Nhận biết, và rượu trở
thành nước. Nhận biết - dục trở thành yêu. Nhận biết - yêu trở thành lời cầu
nguyện. Nhận biết - lời cầu nguyện trở thành thiền. Đơn giản một điều phải được
ghi nhớ: làm bất kì cái gì bạn thích, nhưng làm nó với ý thức đầy đủ, và thế
thì bạn sẽ không đi lạc lối.
Câu hỏi 4
Người ta có thể bị quá
nghiện với thanh tâm không?
Có chứ. Tâm trí có bệnh bị
bắt rễ rất sâu tôi gọi là bệnh O.D: quá liều; quá làm. Vẫn còn tỉnh táo với
bệnh này về O.D. Bạn có thể làm bất kì cái gì quá nhiều, và thế rồi, cái đáng
trở thành có lợi sẽ trở thành có hại.
Thức ăn là tốt, nó là sức
sống, nhưng bạn có thể ăn quá nhiều, thế thì nó trở thành độc. Bạn có thể chết
bởi ăn quá nhiều - thực tế, các nhà nghiên cứu y học nói rằng mọi người chết do
ăn quá nhiều còn hơn là do chết đói. Báo chí cứ đưa tin rằng vài người đã chết
ở đâu đó do chết đói, họ chưa bao giờ đưa tin bao nhiêu người đang chết bởi ăn
quá nhiều - điều đó đáng phải được đưa tin trước hết. Bao giờ cũng vậy nhiều
người đang chết qua việc ăn quá nhiều.
Một người có thể sống trong
ba tháng không ăn gì cả. Nhưng bạn ăn quá nhiều trong chỉ ba tuần, và bạn không
thể sống sót được. Bạn thử đi. Trong ba ngày ăn thật nhiều tuỳ bạn có thể ăn
được....
Chuyện xảy ra, Mulla
Nasrudin và một đệ tử tới thăm Mecca. Theo cách du hành của thầy tu đạo Hồi họ
sẽ trình diện mình tại những cánh cửa của ngôi nhà lớn và thức ăn sẽ được trao
cho họ, và cả nước nữa. Bất kì khi nào họ ăn Nasrudin sẽ ăn nhiều nhất như ông
ta có thể ăn được, rồi nằm ra ngủ, nhưng đệ tử này có thói quen lạ lùng: anh ta
ăn ít, lắc mình, rồi ăn thêm nữa. Một hôm Nasrudin nói, "Anh làm gì thế?
Nói cho ta bí mật đi. Ta chẳng phải là Thầy anh sao?" Đệ tử này nói,
"Dạ thưa Thầy, tôi thấy nếu tôi ăn ít, rồi uống chút nước, rồi làm lắng
đọng tất cả bằng việc lắc, tôi có thể chứa thêm nữa. Điều đó cũng giống như cái
hộp - thầy lắng đọng, mọi sự lắng đọng.... Nasrudin cởi dép ra và đánh mạnh vào
đầu anh ta, và nói, "Anh ngu lắm! Làm sao anh dám giấu giếm một bí mật giá
trị thế với ta! Nghĩ tới khối lượng thức ăn ta đã bỏ phí bởi không thể nào ăn
được nó! Ta biết giới hạn của việc ăn còn xa ở phía trước bởi vì giới hạn của
việc ăn sau rốt tất cả đều ở chỗ ních cho chặt. Và ta chưa bao giờ biết thủ
đoạn này. Anh đã che giấu một bí mật lớn thế, và bây giờ ta cảm thấy khổ thế -
ta đã bỏ lỡ bao nhiêu là thức ăn!"
Nhớ lấy bệnh O.D. Nó giết
chết theo nhiều cách. Ăn quá nhiều, yêu quá nhiều có thể giết chết bạn. Nhiều
người tới tôi - họ đang lạm dụng dục quá mức. Họ đang giết chết bản thân họ.
Hay ăn quá nhiều, họ đang giết chết bản thân mình.
Vâng, và bạn có thể làm
thiền quá nhiều nữa. Tâm trí bao giờ cũng thích làm cái gì đó tới cực đoan. Tâm
trí là kẻ cực đoan, nó chưa bao giờ muốn ở giữa, bởi vì ở giữa là không có tâm
trí. Ở đích xác chỗ giữa, và không có tâm trí. Khi bạn đi tới cực đoan, tâm trí
bước vào. Bạn càng đi xa hơn khỏi trung tâm, tâm trí càng bước vào và chiếm
quyền sở hữu bạn. Hoặc ăn quá nhiều hoặc nhịn quá nhiều, và tâm trí sẽ có đó;
đó là lí do tại sao tôi không thiên về ăn quá nhiều cũng không thiên về nhịn
ăn. Cứ ở chỗ giữa. Ăn đúng, đích xác cân bằng - và bao giờ cũng nhớ trong mọi
thứ đều được cân bằng.
Bạn có thể làm thiền quá
nhiều, và thế thì bạn sẽ bị cạn kiệt hơn là được phục hồi qua nó và được hồi
sinh và được làm khoẻ lại; bạn sẽ cảm thấy bị cạn kiệt. Và thế thì bạn sẽ đi
sang cực đoan kia và bạn sẽ nói: Nó chẳng là gì cả, thiền này không là gì cả,
mình phải dừng lại, mình đang chết vì nó. Bạn không chết bởi vì nó, bạn chết
bởi vì làm quá nhiều.
Cho nên làm sao biết rằng
đây là chỗ giữa? Khó đấy, rất khó, người ta cần rất ý thức, chỉ thế thì người
ta mới biết.
Khi bạn ăn, chỗ giữa ở đâu?
Chỗ giữa là, khi bạn vẫn còn cảm thấy chút ít đói, chỉ chút ít thôi, và bạn
biết rằng bây giờ nếu bạn ăn bạn sẽ cảm thấy nặng. Ngay chỗ đó - dừng lại. Nếu
bạn ăn bốn bánh tráng và thế rồi bạn cảm thấy nặng, thế thì ba bánh tráng thôi
- điều đúng là dừng ở đó. Ba phần tư dạ dầy của bạn nên đầy, một phần tư nên
trống. Đó là điều đúng bởi vì - để chút ít không gian cho thức ăn chuyển động,
được biến đổi, được thay đổi thành máu; cho chút ít không gian đi! Thức ăn cần
chút ít không gian trong dạ dầy.
Nếu bạn thiền, và bạn cảm
thấy bạn đang làm quá nhiều thanh tâm, thanh tâm sẽ trở thành hiện tượng rất
rất cạn kiệt.
Bạn khóc trong thiền; khóc
tới khoảnh khắc khi bạn bắt đầu cảm thấy rằng bây giờ bạn đang mất năng lượng,
bạn đang cảm thấy yếu hơn. Nếu bạn khóc nhiều bạn sẽ đơn giản bị cạn kiệt và
không gì khác. Dừng lại. Bao giờ cũng dừng lại khi bạn cảm thấy rằng năng lượng
đang bị mất, không được thu lại.
Nếu thanh tâm là thực, cần
thiết, thế thì qua thanh tâm bạn sẽ cảm thấy được nhẹ gánh, bạn sẽ cảm thấy nhẹ
nhàng, bạn sẽ cảm thấy cứ dường như bạn có thể bay; nhưng nếu bạn cứ làm nó
ngày một nhiều, cứ tưởng rằng càng làm nhiều sẽ càng có ích hơn, thế thì chẳng
mấy chốc bạn sẽ thấy rằng bạn đơn giản cạn kiệt, chết, bạn không thể di chuyển
được.
Người ta phải quan sát nó.
Không thể có qui tắc cố định cho mọi người bởi vì thân thể mọi người có phẩm
chất khác nhau, năng lượng khác nhau, phẩm chất của năng lượng khác nhau; người
ta phải quan sát bản thân mình.
Nếu bạn ngủ ít hơn cần
thiết thế thì cả ngày bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ. Nếu bạn ngủ nhiều hơn cần thiết
thế thì cũng vậy, cả ngày bạn sẽ thấy đờ đẫn, không buồn ngủ nhưng đờ đẫn. Có
một khoảnh khắc đích xác; nếu bạn dậy vào khoảnh khắc đó bạn sẽ cảm thấy tươi
tắn cả ngày - không buồn ngủ không đờ đẫn. Và bạn phải tìm ra khoảnh khắc đó
cho bản thân mình bởi vì khoảnh khắc của người khác sẽ không có tác dụng.
Đó là cách mọi kinh sách
trở thành vô dụng. Nếu ở đâu đó nó nói: Dậy sớm buổi sáng vào lúc năm giờ, điều
đó có thể phù hợp với người đã viết ra điều này, nó có thể không phù hợp với
bạn. Và thế thì bạn có thể dậy lúc năm giờ, và khổ. Và thế rồi bạn sẽ nghĩ,
mình là tội nhân; bởi vì nghiệp quá khứ mà điều này đang xảy ra, bằng không
Thầy mình đã không nói vào năm giờ - đích xác lúc đó.
Trong đạo tràng của Vinoba
họ dậy lúc ba giờ. Nhiều người khổ. Thế rồi họ ngủ cả ngày, hay nếu họ không
được phép ngủ họ cảm thấy buồn ngủ, họ không thể có ý thức, họ đi cứ dường như
ngủ say, người mộng du.
Nó phù hợp với Vinoba. Nó
không có nghĩa là điều đó sẽ phù hợp với mọi người. Nó phù hợp với ông ấy bởi
vì thức ăn của ông ấy là như vậy, nhiều ngủ hơn là không cần thiết. Ông ấy chỉ
ăn sữa đông, ông ấy gần như sống bằng sữa đông. Ngay cả sữa cũng cần được tiêu
hoá, sữa đông gần như được tiêu hoá. Sữa đầu tiên đi vào thân thể và trở thành
sữa đông, và thế rồi - sữa đông gần như là thức ăn được tiêu hoá.
Và ông ấy ăn rất ít bởi vì
ông ấy có ung nhọt, ung nhọt kinh niên, cho nên nó phù hợp với ông ấy. Nhưng
tín đồ của ông ấy cũng ăn sữa đông; nếu họ không có ung nhọt - họ sẽ có. Ngu
xuẩn. Họ sẽ đơn giản tạo ra nhiều a xít trong dạ dầy họ. Và thế rồi ông ấy dậy
lúc ba giờ bởi vì ông ấy không thể ngủ được hơn chừng đó. Họ tất cả đều dậy lúc
ba giờ. Thế rồi toàn thể đạo tràng cảm thấy buồn ngủ cả ngày.... Tôi đã ở đó,
tôi đã thấy khuôn mặt của những người đó - những người mộng du, cứ dường như
trong thôi miên.
Làm sao họ có thể trở nên
tỉnh táo và nhận biết về cách họ có thể thiền được? Tìm ra nhịp điệu của riêng
bạn đi - mọi người đều có nhịp điệu riêng của mình, và nhịp điệu của bạn là
khác như dấu vân tay của bạn. Cũng như dấu ngón cái của bạn là khác với dấu
ngón cái của mọi người khác trên thế giới, theo đích xác cùng cách đó mọi thứ
đều duy nhất với mọi cá nhân - bạn có nhịp điệu riêng của bạn về mọi thứ.
Tôi đã làm việc trên nhiều
người, và điều này đã từng là hiểu biết của tôi: mọi người đều khác nhau tới
mức không qui tắc cố định nào có thể được áp dụng. Chỉ hiểu biết linh hoạt, có
vậy thôi.
Và bạn phải tìm ra nhịp
điệu riêng của mình. Về thanh tâm nữa, cố tìm ra nhịp điệu riêng của bạn. Điều
này nên là tiêu chí: nếu thanh tâm đang làm cạn kiệt, thế thì bạn đang làm nó
quá nhiều rồi. Nếu nó không bị làm quá nhiều bạn sẽ cảm thấy rất rất hay, nhẹ
nhàng, sau nó - cứ dường như sức hút trái đất không còn vận hành. Bạn sẽ bước
dường như bạn đang nhảy múa, bước đi của bạn sẽ có điệu vũ của nó - và đó là
cảm giác bạn phải tìm ra. Nếu bạn làm việc tốt, tỉnh táo, trong vòng ba tháng
bạn có thể thấy mọi nhịp điệu về bản thân mình: khi nào bạn nên đi ngủ, khi nào
bạn nên dậy... bạn phải tạo ra yoga riêng của mình.
Đừng theo nhịp điệu của bất
kì ai khác, bằng không bạn sẽ gặp khó khăn. Và bạn sẽ không bao giờ mạnh khoẻ.
Câu hỏi 5
Mối quan hệ giữa yêu và
trách nhiệm là gì? Liệu yêu người khác có nghĩa là cố giải quyết vấn đề của họ
cũng như vấn đề của mình không?
Nếu bạn có thể giải quyết
vấn đề của riêng bạn, điều đó đã là quá nhiều. Xin đừng bao giờ cố giải quyết
vấn đề của bất kì ai khác; bạn sẽ tạo ra đống lộn xộn. Bạn đã không giải quyết
được vấn đề của riêng mình. Đừng bao giờ làm điều đó. Tâm trí có xu hướng và
cám dỗ làm điều đó.
Bạn hỏi: Mối quan hệ giữa
yêu và trách nhiệm là gì? Không quan hệ nào cả, bởi vì yêu là trách nhiệm.
Nhưng từ này phải được hiểu cho rõ - nó nghĩa là gì.
Tôi nhấn mạnh vào nghĩa gốc
của từ này. Trách nhiệm - responsibility nghĩa là: khả năng đáp ứng. Nó không
có nghĩa là nghĩa vụ.
Trách nhiệm - đi tới nghĩa
gốc của từ này: nó nghĩa là tính đáp ứng - responsive. Yêu là đáp ứng! Khi
người khác gọi, bạn sẵn sàng. Khi người khác mời, bạn đi vào người khác. Khi
người khác không mời, bạn không can thiệp, bạn không xâm phạm. Khi người khác
hát, bạn hát trong đáp ứng. Khi người khác đưa tay cho bạn, bạn nhận nó với sự
đáp ứng sâu sắc.
Trách nhiệm - responsibility
nghĩa là cởi mở, sẵn sàng, để đáp ứng - respond. Ai đó đang gọi và bạn không
đáp ứng, bạn vẫn còn đóng. Ai đó muốn yêu bạn nhưng bạn không giúp, bạn không
cộng tác; thay vì thế, bạn tạo ra rào chắn. Nếu đây là điều bạn đang làm - và
đa số người yêu cứ làm điều này - khi người khác gọi, bạn không đáp ứng, thế
thì khi bạn gọi, người khác không đáp ứng. Bởi vì khi người khác gọi, bạn thấy
rằng điều này sẽ là điều tôn cao bản ngã - không đáp ứng. Thế thì bạn cảm thấy
người chủ riêng của mình: không ai có thể đẩy bạn, và không ai có thể kéo bạn
vào cái gì đó mà bạn không định đi vào; bạn không theo bất kì ai.
Người yêu của bạn tới - và
cô ấy hạnh phúc, và cô ấy thích ở trong im lặng sâu sắc với bạn, nhưng bạn vẫn
còn đóng. Thế thì khi bạn gọi, không có trả lời. Bạn có thấy chim gọi nhau
không? - đó là đáp ứng. Com chim cu cu gọi; có im lặng; và thế rồi con chim cu
cu khác đáp ứng. Bằng âm thanh của chúng, bằng tiếng hót của chúng, chúng trả
lời. Chúng có thể ở xa xăm trong cây cối xa hơn, thế rồi chúng bắt đầu bay lại
gần hơn; chúng đã đáp ứng. Dần dần chúng tới cùng cây, thế rồi chúng đậu cùng
nhau, đáng yêu.
Khi bản thể của người khác
goi sẵn sàng! - sẵn sàng đi; đáp ứng bằng tính toàn bộ của bạn. Đừng là kẻ keo
kiệt - đó là nghĩa của trách nhiệm.
Nhưng theo nghĩa của bạn
yêu không có trách nhiệm. Từ này đã bị biến chất, bị phá huỷ, bị đầu độc. Mẹ
nói với con, "Mẹ là mẹ của con, con phải có trách nhiệm với mẹ."
Chồng nói, "Anh là chồng của em, và anh làm việc vất vả vì em. Em phải có
trách nhiệm với anh." Bố nói với con trai, "Đừng vô trách nhiệm! Bất
kì khi nào con làm cái gì đó bao giờ cũng nghĩ về bố." Đây không phải là
trách nhiệm, bạn đã làm biến chất một từ đẹp. Nó đã trở thành xấu. Trách nhiệm
đã gần như thành đồng nghĩa với nghĩa vụ. Và nghĩa vụ là từ xấu.
Yêu là đẹp; nếu bạn yêu mẹ
bạn - bạn yêu, nhưng nó không thể là nghĩa vụ được. Nếu nó là nghĩa vụ thì tốt
hơn cả là đừng yêu, bởi vì nghĩa vụ sẽ không thoả mãn mẹ bạn. Và nếu bạn đang
làm nghĩa vụ của mình bởi vì bà ấy là mẹ bạn và bà ấy đã cho sinh thành ra bạn,
bạn có thể làm gì? - bạn phải chăm nom. Khi bà ấy ốm bạn phải ngồi bên cạnh bà
ấy - thế thì mọi lúc, nếu nó là nghĩa vụ, tâm trí bạn chống lại bà ấy, bạn cảm
thấy ngột ngạt, bạn cảm thấy nặng gánh, trong tù túng, bạn muốn nổi dậy và nổi
loạn. Và nếu người mẹ này chết, bạn không thể nói như thế với bất kì ai, nhưng
bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm.
Đây là kiểu trách nhiệm gì
- khi mẹ chết và con cảm thấy nhẹ đi sâu sắc? Tất nhiên anh ta kêu và khóc -
tất nhiên thôi; và không phải là anh ta đang bầy tỏ cho người khác rằng anh ta
đang kêu và khóc đâu - thực tế, nếu bạn đã yêu mẹ bạn có thể đã không có nước
mắt, nhưng bạn đã không yêu mẹ bạn, bây giờ cơ hội này mất rồi. Bạn chưa bao
giờ yêu mẹ bạn và bây giờ bà ấy mất rồi! Do đó có nước mắt, nhiều kêu và khóc thế
- điều đó là bệnh hoạn, nó không mạnh khoẻ. Nếu bạn đã thực sự yêu mẹ bạn thế
thì cái gì có đó để mà kêu và khóc? Bà ấy mất rồi!
Im lặng sâu sắc bao quanh
bạn. Trong im lặng đó bạn bắt đầu hiểu cái chết, bạn trở nên nhận biết về cái
chết riêng của mình. Khi mẹ bạn chết - hay bố bạn chết - đó là chỉ dẫn rằng bạn
sẽ phải chết. Thế thì bạn trở nên được tham gia với cái chết. Bạn cố hiểu nó.
Trong khi bà ấy còn sống bà
ấy đã giúp bạn hiểu cuộc sống. Bây giờ bà ấy mất rồi, bà ấy đã mở ra cánh cửa
khác - cánh cửa của cái chết, để nhìn vào: bởi vì bà ấy đã mất rồi và bạn sẽ
phải đi theo.
Nếu bạn đã yêu một người,
khi người đó mất đi bạn không cảm thấy nhẹ bớt - và bạn không kêu, và bạn không
khóc. Trong im lặng sâu sắc bạn chấp nhận sự kiện này, sự bất lực của nó - và
tình yêu tiếp tục, bởi vì tình yêu không chấm dứt với thân thể, tình yêu không
chấm dứt với tâm trí, tình yêu cứ tuôn chảy.
Không, đừng hỏi mối quan hệ
giữa yêu và trách nhiệm là gì - không có đâu. Khi không có tình yêu, vấn đề về
trách nhiệm bước vào. Khi không có tình yêu, bạn bắt đầu nói về nghĩa vụ. Khi
có tình yêu, bản thân tình yêu là trách nhiệm.
Và, liệu yêu người khác có
nghĩa là cố giải quyết vấn đề của họ cũng như vấn đề của mình không? Không.
Đừng bao giờ thử. Điều đó là xâm phạm. Chấp nhận người này như người đó đang
vậy với mọi vấn đề của người đó - đó là tình yêu.
Nếu người đó hỏi bạn, chia
sẻ hiểu biết của bạn, nhưng đừng cố thay đổi người đó.
Rất khó; bởi vì tâm trí là
kẻ thao túng. Nhân danh điều tốt, nhân danh làm điều tốt, nó cố gắng thao túng;
nó là chính khách. Vợ nói, "Bởi vì anh hút thuốc em sẽ phải tranh đấu với
anh; anh phải thay đổi hút thuốc đi, điều này là không tốt, anh đang phá huỷ
sức khoẻ của anh" - và tôi đã thấy người vợ cằn nhằn phá huỷ sức khoẻ còn
nhiều hơn bất kì hút thuốc nào. Và người vợ cứ cằn nhằn, và cô ấy nói,
"Đấy là vì sức khoẻ của anh - em yêu anh." Và trong ba mươi năm cô ấy
thường cằn nhằn.
Bây giờ họ đã từng thực
nghiệm về cằn nhằn; và một hiện tượng rất hiếm hoi đã được tiết lộ. Họ đã thử
điều đó với thức ăn bạn ăn: bánh mì, bơ, rau, nước quả; họ đã để nước quả và
thức ăn khác trên một cái khay và người vợ cằn nhằn và la hét: điều đó phá huỷ
nước quả - trên khay! Nước quả trở nên độc, độc hại. Cho nên thử nghĩ điều gì
sẽ xảy ra trong dạ dầy, bởi vì trên khay mọi thứ vẫn không hữu cơ, vẫn chết
theo cách nào đó. Nước quả trong cốc bị phá huỷ, vậy điều gì sẽ xảy ra cho nước
quả trong dạ dầy? Bởi vì thế thì nó đã trở thành một phần của dòng sống của
bạn, nó không còn sống động nữa.
Cằn nhằn phá huỷ cuộc sống,
sức khoẻ - và vợ bạn cằn nhằn ví sức khoẻ của bạn bởi vì bạn đang hút thuốc.
Nếu cô ấy thực sự yêu bạn làm sao cô ấy có thể cằn nhằn được? Không thể được.
Làm sao cô ấy có thể la hét được? Cô ấy sẽ đơn giản yêu bạn, và cô ấy sẽ yêu
bạn nhiều và sâu tới mức nhu cầu hút thuốc sẽ biết mất.
Thực tế, mọi người hút
thuốc bởi vì họ đã không thực sự hôn sâu sắc. Nếu họ được hôn sâu sắc, với dòng
chảy tình yêu vô cùng, hút thuốc sẽ biến mất.
Mọi người đang hút thuốc
bởi vì mẹ họ đã không cho họ bầu vú một cách toàn bộ như nó đáng phải được cho.
Một cách miễn cưỡng vú được cho họ, rất miễn cưỡng. Một ham muốn không được
hoàn thành vẫn còn trong tâm trí; bây giờ họ đang hoàn thành ham muốn đó bằng
hút thuốc.
Hút thuốc là rất biểu
tượng. Điếu thuốc vận hành như núm vú. Và luồng khói nóng bên trong vận hành
như sữa nóng chảy từ đầu vú của người mẹ. Nếu trên toàn thế giới người mẹ yêu
con họ thì sẽ không có nhu cầu hút thuốc - nó sẽ đơn giản biến mất. Nó là triệu
chứng, nó không phải là bệnh tật. Người mẹ nên học - và không cái gì khác có
thể dừng được nó!
Bây giờ ở Mĩ họ đã quyết
định, Quốc hội đã quyết định, trên mọi bao thuốc lá đều phải viết: "Các
bác sĩ đã quyết định rằng hút thuốc có hại cho sức khoẻ." Chẳng cái gì đã
xảy ra. Bây giờ điều đó được viết lên trên bao thuốc cũng chẳng tạo ra khác
biệt gì. Ngược lại, số bán thuốc lá tăng lên cao hơn. Bởi vì mọi người đang tự
tử, họ muốn tự phá huỷ bản thân mình. Cho nên thuốc là có thể phá huỷ sao? Được
đấy, cứ để chúng phá huỷ. Cuộc sống của họ chẳng đáng gìn giữ gì. Cho nên bạn
đang nói điều gì, điều đó có hại sao? Mọi người đang tự tử. Họ đang tìm cái gì
đó có hại để làm cho bản thân họ. Bởi vì không ai chấp nhận họ, và bản thân họ
không chấp nhận chính họ.
Nếu bạn yêu một người bạn
chấp nhận toàn bộ người đó. Với mọi khiếm khuyết. Bởi vì những khiếm khuyết đó
là một phần của người đó. Nhưng tình yêu của bạn thay đổi - nhớ điều này: Tình
yêu chưa bao giờ cố gắng thay đổi, nhưng nó thay đổi vô cùng. Nếu bạn có thể
yêu điều đó sẽ đem tới cách mạng, và nó đem tới cách mạng im lặng tới mức ngay
cả tiếng bước chân cũng không được nghe thấy. Không ai đã bao giờ trở nên tỉnh
táo về điều đang xảy ra - mọi thứ xảy ra im lặng thế, như chiếc nụ mở ra và hoa
và không tiếng động nào được nghe thấy. Giống như điều đó.
Và đừng bao giờ cố thay đổi
người bạn yêu, bởi vì chính nỗ lực thay đổi nói lên rằng bạn yêu một nửa, và
nửa kia của người đó là không được chấp nhận - đó là nghĩa của việc cố thay
đổi, rằng bạn nói: Anh yêu em nhưng anh không yêu cái mũi của em. Anh yêu em,
nhưng anh không yêu khuôn mặt em. Một cô gái rất béo nói với tôi rằng chỉ một
người con trai yêu cô ta, và anh ấy nói, "Anh yêu linh hồn em nhưng không
yêu thân thể em."
Nhưng tất cả những người
yêu đều nói những điều như thế, rằng "Em yêu anh nhưng em không - em không
thể yêu việc hút thuốc của anh được. Em ghét nó!" Nhưng điều đó dường như
là việc bác bỏ. Và với người yêu hút thuốc là một của con người anh ta. Anh ta
không thể đừng được điều đó. Nó là cách thức anh ta đang là. Đột nhiên anh ta
co lại, anh ta không được chấp nhận. Bạn đã đầu độc chính điều rất đẹp như tình
yêu vì một thứ rất không bản chất như hút thuốc. Nếu bạn yêu, bạn đơn giản yêu.
Nếu tình yêu đem tới thay đổi, điều đó là được. Nếu nó không đem tới thay đổi -
điều đó cũng được.
Câu hỏi 6
Tại sao yêu cảm thấy nhiều
ảo tưởng hơn ghét?
Vâng nó cảm thấy vậy đấy.
Yêu cảm thấy nhiều ảo tưởng hơn ghét bởi vì trong yêu bạn phải vứt bỏ bản ngã,
và trong ghét bản ngã được làm mạnh thêm. Đó là lí do tại sao mọi người yêu ít
và ghét nhiều. Ngay cả người họ yêu - họ đôi khi thấy ghét trong người đó.
Bạn ghét chín mươi chín
phần trăm, và một phần trăm bạn yêu. Và ngay cả một phần trăm đó vẫn có vẻ như
mơ bởi vì bản ngã biến mất trong khoảnh khắc nào đó, bạn không có đó. Khi bản
ngã quay lại bản ngã không thể nhớ được đích xác cái gì đã xảy ra, bởi vì nó
không có đó; nó có vẻ giống như mơ, cứ dường như nó chưa bao giờ xảy ra, bạn
đơn giản mơ về nó.
Bản ngã không có kí ức về
kinh nghiệm yêu. Nếu bạn thực sự trong yêu, với một khoảnh khắc đó cực lạc xảy
ra; bản ngã không có đó. Các biên giới hội nhập, quyện xoắn, gặp gỡ, biến mất
vào trong nhau.
Sau kinh nghiệm này khi bản
ngã quay lại, các biên giới lại đi tới, bạn tách ra khỏi người yêu, kinh nghiệm
này dường như là bạn đã xem nó trong phim, đọc nó trong tiểu thuyết - hay, thực
sự nó đã xảy ra? Bản ngã không phải là nhân chứng cho nó.
Cũng hệt như vào buổi sáng,
bạn cảm thấy đêm là tốt, bạn ngủ ngon, nhưng nếu ai đó khăng khăng, "Làm
sao anh biết được, bởi vì anh cũng đã ngủ say thế?" Bạn nhún vai, bản thân
bạn trở nên chút ít ngần ngại. Bạn nói, "Vâng anh đúng, chỉ là cảm giác
vẫn còn lại. Bởi vì trong giấc ngủ, ngủ say, bản ngã biến mất.
Đó là lí do tại sao
Patanjali nói trong kinh yoga của ông ấy rằng samadhi và giấc ngủ có một điều
chung, và đó là biến mất của bản ngã. Yêu và samadhi cũng có một điều chung -
biến mất của bản ngã. Bản ngã bị đồng nhất với bạn tới mức không có nó bạn
không thể vận hành được, cho nên bất kì khi nào bản ngã biến mất thế thì - mọi
thứ dường như là ảo tưởng. Ghét dường như là thực hơn, đánh nhau dường như
nhiều hơn thách thức. Đây là quan sát của tôi: rằng nhiều người yêu chỉ để đánh
nhau. Và mọi người quan tâm tới chuyện tình nếu có thách thức, bằng không thì
không.
Có những đàn bà sẽ rơi vào
tình yêu chỉ với chồng của ai đó khác, chưa bao giờ với người chưa vợ, bởi vì
thế thì không có đánh nhau. Không thách thức. Có những đàn ông bao giờ cũng
nhìn vào vợ của người khác nhưng không quan tâm tới đàn bà chưa chồng, không
quan tâm. Bởi vì chừng nào tay ba còn chưa có đó câu chuyện dường như vô nghĩa.
Bạn không thể làm ra phim mà không có tay ba, bạn không thể nào viết ra tiểu
thuyết mà không có tay ba. Chỉ hai người thôi - toàn thể sự việc dường như chút
ít chán. Người thứ ba cho thách thức, năng lượng, và thế thì bạn tỉnh táo và
đánh nhau.
Ngay cả trong tình yêu bạn
cũng tìm kiếm ghét và đánh nhau và chiến tranh và xung đột, bởi vì bản ngã được
nuôi dưỡng theo xung đột. Cho nên ghét dường như thực hơn.
Đó là lí do tại sao có
chiến tranh trong thế giới: nhìn mặt họ - họ trông rạng ngời hơn, bước đi của
họ có phẩm chất khác, họ di chuyển nhanh, họ trông rất hấp dẫn. Buổi sáng, ngay
tại brahmamuhurt, họ dậy và yêu cầu tờ báo, và ở mọi nơi mọi người đang nói, và
- cứ dường như cái gì đó đang xảy ra.
Khi không có chiến tranh họ
trở thành đờ đẫn. Cuộc sống trở thành thường lệ.
Ghét dường như thực hơn. Và
điều này không nên là như vậy. Nếu bạn tỉnh táo chính điều khác sẽ là trường
hợp: ghét sẽ trở thành không thực, yêu sẽ trở thành thực, bởi vì thực tại có
thể được biết chỉ khi bản ngã biến mất. Qua bản ngã thực tại không thể được
biết: đó là rào chắn với thực tại.
Câu hỏi 7
Điều gì là cách tốt nhất để
cùng tồn tại với quan toà nhỏ ở bên trong đầu tôi cứ gõ búa: xấu, xấu, tốt,
tốt?
Không phán xét quan toà.
Câu hỏi 8
Cái gì là tốt nhất? Đi tắm
hay hành thiền?
Điều này đã được Dominique,
một khách thăm người Pháp hỏi. Như tôi biết về người phương Tây, thì tắm tốt
hơn. Sau khi tắm bạn có thể hành thiền nữa. Nhưng trước hết tắm cái đã, thân
thể tới trước. Lau sạch thân thể đã, bởi vì thiền cũng là lau sạch, lau sạch
bản thể sâu hơn. Và nếu bạn không lau sạch thân thể, bạn sẽ không quan tâm tới
lau sạch linh hồn. Lau sạch thân thể, đó là cái bắt đầu, lau sạch ngôi đền, chỉ
thế thì bạn mới có thể tắm cho thượng đế - bên trong điện thờ.
Câu hỏi 9
Tôi có xứng được chứng ngộ
không?
Không, không chút nào.
Nhưng đừng sợ và đừng lo. Không ai cần xứng đáng cả, nó là món quà của điều
thiêng liêng, nó là prasad, ân huệ. Thực tế, bạn càng nghĩ bạn xứng đáng, càng
ít khả năng cho nó xảy ra. Bạn càng cảm thấy không xứng đáng, càng nhiều khả
năng cho nó xảy ra.
Cho phép nó xảy ra, không
có vấn đề xứng đáng với nó. Chỉ cho phép nó xảy ra.
Câu hỏi 10
Khi nghe bài giảng của
thầy, chúng tôi có phải tuân theo nghĩa trí tuệ không?
Có nghĩa trí tuệ nào nữa
sao? Không có đâu. Tôi đang nói từ tim cho tim, bản thể cho bản thể. Đừng lạc
đường trong rừng rậm của trí tuệ, bằng không bạn sẽ nghe cái gì đó nhưng cái đó
sẽ không phải là điều tôi đang nói. Nếu bạn muốn nghe tôi, nghe từ tim đi -
thực tế nghe từ rốn, từ bụng. Quên cái đầu đi, để cho bản thể có thể giao cảm
với bản thể. Chỉ thế thì nghĩa mới là của tôi. Nếu bạn nghe trí tuệ nghĩa sẽ do
bạn trao cho. Bạn sẽ nghe nó, nhưng tôi sẽ không nói nó.
Câu hỏi cuối cùng là từ
Bodhidarma:
Câu hỏi 11
Tôi cảm thấy tôi đã đi tới
nhiều trống rỗng, hư không tới mức chứng ngộ có thể xảy ra bất kì khoảnh khắc
nào. Chỉ một bước nữa cần được bước nhưng tôi cảm thấy rằng một bước nên tới từ
phía của guru.
Điều đầu tiên: Điều tốt là
cảm thấy rằng bước cuối cùng nên tới từ guru. Nhưng bước cuối cùng không bao
giờ tới từ guru cả. Bước cuối cùng phải đi một mình không có guru. Bởi vì nếu
trong bước cuối cùng mà guru vẫn còn lại với bạn, thì Thượng đế không thể xảy
ra được. Bạn phải bị bỏ lại một mình, toàn bộ một mình.
Cho nên trong bước cuối
cùng guru dần biến mất. Bạn được bỏ lại một mình. Bạn phải lấy dũng cảm và
nhảy. Hay, bạn phải dũng cảm để vẫn còn mở để cho Thượng đế có thể nhảy. Nhưng
trong khoảnh khắc cuối cùng guru không có đó.
Mãi cho tới khoảnh khắc
cuối cùng thầy có thể giúp bạn. Thầy chuẩn bị cho bạn bước cuối cùng, nhưng
trong bước cuối cùng thầy không thể ở đó được bởi vì thế thì hiện diện riêng
của thầy sẽ là phiền nhiễu.
Và khi bạn đạt tới điều
cuối cùng, thế thì từ chính trái tim của mình bạn sẽ cảm ơn, thế thì bạn sẽ cúi
mình trong lòng biết ơn guru, bởi vì thầy sẽ rút bản thân mình ra vào khoảnh
khắc cuối.
Guru giúp bạn để cho mọi
thứ khác được vứt bỏ - chỉ guru còn lại. Thế rồi, guru rút bản thân mình ra.
Thế thì bạn một mình. Trong sự một mình đó Thượng đế xảy ra. Không có cách
khác.
Guru muốn giúp bạn nhưng
điều đó không thể được làm. Nó đơn giản không phải là cách mọi sự xảy ra.